Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ 8 năm 2013 - 2014

doc7 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ 8 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ 1
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Công nghệ 8 Thời gian: 45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên: Lớp:Phòng thi:.. SBD:
Trường THCS Hoàng Tân
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Câu 1:(1,5đ) Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Kể tên các bản vẽ kỹ thuật đã học và công dụng của từng loại bản vẽ kỹ thuật?
Câu 2:(3 điểm) Hãy kể tên một số vật liệu cơ khí phổ biến và nêu tích chất cơ bản của nó?Cho biết tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
Câu 3:(1,5đ) Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Nêu đặc điểm từng mối ghép? 
Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? 
Câu 4 :(1đ) Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những tố nào ? 
Câu 5:(3điểm): 
Hãy vẽ các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể sau (theo tỉ lệ 1 : 1) 
BÀI LÀM
 Không được viết vào đây
PGD THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ 2
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Công nghệ 8 Thời gian: 45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên: Lớp:Phòng thi:.. SBD:
Trường THCS Hoàng Tân
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Câu 1:(1,5đ) Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Tên gọi các bản vẽ kỹ thuật và công dụng của từng loại bản vẽ kỹ thuật?
Câu 2:(3 điểm) Hãy kể tên một số vật liệu cơ khí phổ biến và nêu tích chất cơ bản của nó?Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
Câu 3:(1đ) Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu kim loại và phi kim loại; giữa kim loại đen và kim loại màu?
Câu 4:(1,5đ) Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Nêu đặc điểm từng mối ghép? 
Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? 
Câu 5:(3điểm): 
 Hãy vẽ các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể sau (theo tỉ lệ 1 : 1) 
BÀI LÀM
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ 8
NĂM HỌC 2013-2014
 Cấp độ
Tên chủ
 đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1.
Bản vẽ kĩ thuật
Nêu được khái niệm về về bản vẽ kỹ thuật, kể tên và nêu được công dụng của từng loại bản vẽ kỹ thuật. 
Biểu diễn được vật thể bằng các hình chiếu, vẽ được hình chiếu của vật thể đơn giản.
2 câu
4,5 điểm
45%
1 câu
1,5 điểm
1 câu
3 điểm
Chủ đề 2: 
Gia công cơ khí
Nhận biết được vật liệu cơ khi: Vật liệu kim loại màu , kim loại đen; vật liệu phi kim loại: chất dẻo và cao su.
Trình bày được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
Có khả năng lựa chọn được vật liệu để chế tạo chi tiết .
2 câu
4 điểm
40%
0,5 câu
1,5 điểm
0,5 câu
1,5điểm
1 câu
1 điểm
Chủ đề 3
Chi tiết máy và lắp ghép
Trình bày và giải thích được khái niệm mối ghép , mô tả được các loại mối ghép, đặc điểm và ứng dụng của các mối ghép .
Giải thích tại sao máy và thiết bị lại phải ghép từ nhiều chi tiết.
1 câu
1,5 điểm
15%
0,5 câu
1 điểm
0,5 câu
0,5 điểm
Tổng
0,5 câu
1,5 điểm
15%
2câu
4điểm
40%
2,5câu
4,5điểm
45%
5 câu
10 điểm
100%
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 1
Câu 1: (1,5đ) Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Kể tên các bản vẽ kỹ thuật đã học và công dụng của từng loại bản vẽ kỹ thuật?
 + Nêu được khái niệm (0,25đ)
+ Kể được 3 loại bản vẽ (Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ xây dựng) ( 0,75đ)
+ Nêu được công dụng của từng loại bản vẽ(0,5đ)
Câu 2: (3đ) Hãy kể tên một số vật liệu cơ khí phổ biến và nêu tích chất cơ bản của nó?Cho biết tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
*Kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến:
	- Kim loại:(0,75đ)
 + Kim loại đen: thép, gang, các kl còn lại chủ yếu là kim loại màu.KL màu thường đc sử dụng dưới dạng hợp kim.
 + Kim loại màu(đồng, nhôm và hợp kim của chúng): dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính chống mài mòn, chống ăn mòn cao, đa số có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chúng thường đc sử dụng nhiều trong công nghiệp như: sản xuất đồ dùng gia đình, chế tạo chi tiết máy, làm vật liệu dẫn điện. Các kim loại màu ít bị oxi hóa trong môi trường. 
-Phi kim loại:(0,75đ)
 So với kim loại, vật liệu phi kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém nhưng có 1 số tính chất đặc biệt như: dễ gia công, ko bị oxi hóa, ít mài mònnên ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Các vật liệu phi kim loại thường đc sử dụng phổ biến trong cơ khí là chất dẻo và cao su
 + Chất dẻo: chất dẻo nhiệt, chất dẻo rắn ( Rổ, can, vỏ bút máy, bánh răng...)
 + Cao su: cao su tự nhiên, cao su nhân tạo ( lốp xe, sản phẩm cách điện...)
* Tính chất cơ bản của VLCK (1đ)
-Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bến. 
-Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng. 
-Tính chất hóa học: tính chịu axit và muối, tính ăn mòn. 
-Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt 
- Ý nghĩa của tính công nghệ: chọn lựa phương pháp gia công phù hợp. (0,5đ)
Câu 3:(1,5đ) Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm từng mối ghép? Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? 
*Các chi tiết máy thường được lắp ghép với nhau theo hai kiểu: 
- Ghép cố định ( 0,25đ)
- Ghép động. (0,25đ)
*Đặc điểm: 
_ Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. (0,25đ)
_ Mối ghép động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. (0,25đ)
* Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sử dụng và sửa chữa. Mặt khác, máy có nguyên lý họat động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được (0,5đ)
Câu 4 :(1đ) Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những tố nào ? 
- Vật liệu phải có tính cơ tính để đáp ứng điều kiện độ cứng, chịu tải của chi tiết
- Có tính công nghệ tốt để dễ gia công, giảm giá thành 
- Có tính hóa học phù hợp với môi trường làm việc của chi tiết, tránh bị ăn mòn do môi trường
- Có tính vật lí phù hợp với yêu cầu 
( Trả lời đúng mỗi ý cho 0,25đ)
Câu 5: (3đ)
Vẽ đúng mỗi hình chiếu cho 1điểm
(Vẽ đúng hình dạng cho 0,5đ , không đúng kích thước trừ 0,5đ)
 * Hình chiếu: Vật thể A
ĐỀ 2
Câu 1: (1,5đ) Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Kể tên các bản vẽ kỹ thuật đã học và công dụng của từng loại bản vẽ kỹ thuật?
 + Nêu được khái niệm (0,25đ)
+ Kể được 3 loại bản vẽ (Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ xây dựng) ( 0,75đ)
+ Nêu được công dụng của từng loại bản vẽ(0,5đ)
Câu 2: (3đ) Hãy kể tên một số vật liệu cơ khí phổ biến và nêu tích chất cơ bản của nó?Cho biết tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
*Kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến:
	- Kim loại:(0,75đ)
 + Kim loại đen: thép, gang, các kl còn lại chủ yếu là kim loại màu.KL màu thường đc sử dụng dưới dạng hợp kim.
 + Kim loại màu(đồng, nhôm và hợp kim của chúng): dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính chống mài mòn, chống ăn mòn cao, đa số có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chúng thường đc sử dụng nhiều trong công nghiệp như: sản xuất đồ dùng gia đình, chế tạo chi tiết máy, làm vật liệu dẫn điện. Các kim loại màu ít bị oxi hóa trong môi trường. 
-Phi kim loại:(0,75đ)
 So với kim loại, vật liệu phi kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém nhưng có 1 số tính chất đặc biệt như: dễ gia công, ko bị oxi hóa, ít mài mònnên ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Các vật liệu phi kim loại thường đc sử dụng phổ biến trong cơ khí là chất dẻo và cao su
 + Chất dẻo: chất dẻo nhiệt, chất dẻo rắn ( Rổ, can, vỏ bút máy, bánh răng...)
 + Cao su: cao su tự nhiên, cao su nhân tạo ( lốp xe, sản phẩm cách điện...)
* Tính chất cơ bản của VLCK (1đ)
-Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bến. 
-Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng. 
-Tính chất hóa học: tính chịu axit và muối, tính ăn mòn. 
-Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt 
- Ý nghĩa của tính công nghệ: chọn lựa phương pháp gia công phù hợp. (0,5đ)
Câu 3:(1,5đ) Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm từng mối ghép? Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? 
*Các chi tiết máy thường được lắp ghép với nhau theo hai kiểu: 
- Ghép cố định ( 0,25đ)
- Ghép động. (0,25đ)
*Đặc điểm: 
_ Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. (0,25đ)
_ Mối ghép động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. (0,25đ)
* Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sử dụng và sửa chữa. Mặt khác, máy có nguyên lý họat động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được (0,5đ)
Câu 4:(1đ) Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu kim loại và phi kim loại; giữa kim loại đen và kim loại màu?
* Sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu kim loại và phi kim loại(0,5đ)-(Mỗi ý đúng cho 0,25đ)
_ Kim loại: dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có ánh kim.
_ Phi kim loại: không dẫn điện, dẫn nhiệt kém nhưng dễ gia công không bị ôxi hóa, ít mài mòn. 
* Sự khác nhau giữa kim loại đen và kim loại màu (0,5đ)-( Mỗi ý đúng cho 0,25đ)
- Kim loại đen: Thành phần chứa (Fe và C)- gồm gang và thép
- Kim loại màu : Thành phần không chứa Fe và C - gồm Nhôm , đồng và hợp kim của chúng.
Câu 5: (3đ)
Vẽ đúng mỗi hình chiếu cho 1điểm
(Vẽ đúng hình dạng cho 0,5đ , không đúng kích thước trừ 0,5đ)
 * Hình chiếu: Vật thể A
10 mm

File đính kèm:

  • docDe HKI cong nghe 8.doc
Đề thi liên quan