Đề kiểm tra học kì I - Môn học: Sinh học lớp 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn học: Sinh học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008-2009 Môn : Sinh học 8 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề ) I. TRẮC NGHIỆM. Câu A. Em hãy chọn và khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Khi làm việc nhiều, nguyên nhân gây mõi cơ chủ yếu là do: a. Các tê bào cơ hấp thụ nhiều glucôzơ. b. Các tế bào cơ hấp thụ nhiều ôxy. c. Các tế bào cơ thải ra nhiều CO2. d. Thiếu Ôxy cùng với sự tích tụ axit lăctíc đầu độc cơ. Câu 2 . Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi là: a. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí. b. Lớp niêm mạc có các mao mạch dầy đặc, căn máu và ấm, đặc biệt ở mũi và phế quản. c. Có rát nhiều phế nan . d. Câu a và b đúng. Câu 3. Cun phản xạ gồm những bộ phận nào? a. Cơ quan thụ cảm. b. Cơ quan phản ứng. c. Nơron hướng tâm, nơron ly tâm, nơron trung gian. d. Cả a,b và c đều đúng. Câu 4. Vai trò của ruột già trong tiêu hoá thực ăn là: a. Tiếp tục hấp thu nước trong dịch thức ăn. b. Làm chất bã rắn đặc lại tạo cho vi khuẩn lên men. c. Thải phân ra ngoài. d. Cả a, b, c đúng. Câu B. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Máu gồm.. và các tế bào máu. Các tế bào máu gồm, bạch cầu và. Câu C. Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để viết các chữ ( a,b,c) vào cột trả lời. Cột A Cột B Trả lời Các phần của xương Chức năng 1. Sụn đầu xương. 2. Sụn tăng trưởng. 3. Mô xương xốp. 4. Mô xương cứng. 5. Tuỷ xương. a. Sinh hồng cầu chứa mỡ ở người già. b. Giảm ma sát trong khớp. c. Xương lớn lên về bề ngang. d. Phân tán lực tạo ô chứa tuỷ. e. Chịu lực. f. Xương dài ra. 1. 2. 3. 4. 5. II. TỰ LUẬN: Câu 1. Trình bày các bước tiến hành sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay? Câu 2. Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh nào? Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn máu? Câu 4. Quá trình tiêu hoá ở ruột non diễn ra như thế nào? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) Câu A. (1 điềm: Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm) Câu 1. d Câu 2. d Câu 3. d Câu 4. d Câu B. (0,75 điểm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Thứ tự điền như sau: + Huyết tương. + Hồng cầu. + Tiểu cầu. Câu C. (1,25 điểm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. b Câu 2. g Câu 3. d Câu 4. e Câu 5. a II. TỰ LUẬN. ( 7 điểm) Câu 1. (2 điểm) + Phương pháp sơ cứu: Đặt một nẹp tre hay gỗ vào hai bên chỗ xương gãy đồng thời lót trong nẹp bằng gạt hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở hai chỗ đầu nẹp và hai bên chỗ xương gãy. + Băng bó cố định: Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt, với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay. Sau đó làm dây đeo vào cổ. Câu 2. (1 điểm) Học sinh tự nêu ví dụ. Câu 3. (2 điểm) + Hệ tuần hoàn máu gồm có tim và hệ mạch. Tạo thành vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. . Tim gồm 2 nửa: Nửa trái và nửa phải. . Nửa trái có: Tâm nhỉ trái và tâm thất trái. . Nửa phải có: tâm nhỉ phải và tâm thất phải. + Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, trao đổi ôxy và CO2 . + Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất. Câu 4. (2 điểm) Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hoá học là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hoá hỗ trợ như: Gan, tuỵ, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxít, lipít, prôtêin) thì các chất dinh dưỡng có thể hấp thu được (đường đơn, glixêrin, axít béo, axít amin).
File đính kèm:
- De thi HKI_Sinh hoc 8_08-09.doc