Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 11 cơ bản - Mã đề B

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 11 cơ bản - Mã đề B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HƯƠNG VINH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NH: 2007-2008 
MÔN LỊCH SỬ 11 (cơ bản)
Thời gian làm bài: 45 phút; 
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...................................Lớp:.....................................
Mã đề thi B
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
Chọn đáp án đúng, thực hiện tô kín “O” tương ứng trên phiếu trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã
A. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi
B. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa
C. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới
D. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản
Câu 2: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa là
A. Đế quốc Anh	B. Đế quốc Pháp	C. Đế quốc Mĩ	D. Đế quốc Đức
Câu 3: Trước nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa Phát xít, Quốc tế công sản đã
A. Tuyên bố tự giải tán vào năm 1943
B. Thành lập mặt trận nhân dân chống Phát xít ở nhiều nước
C. Phát động cao trào cách mạng của giai cấp công nhân
D. Kêu gọi nhân dân thế giới lao động sản xuất để thoát khỏi khủng hoảng
Câu 4: Để tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ, quân đội 14 nước đế quốc đã
A. Khôi phục lại quyền lực cho Nga hoàng
B. Thực hiện “diễn biến hòa bình” để lật đổ chính quyền Xô viết
C. Thực hiện chính sách cấm vận kinh tế
D. Câu kết với bọn phản cách mạng trong nước, mở cuộc tấn công vũ trang nhằm lật đổ chính quyền Xô viết
Câu 5: Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gọi là
A. Trật tự Oasinhtơn	B. Trật tự Ianta
C. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn	D. Trật tự Vécxai
Câu 6: Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã
A. Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản
B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc ở Nga
C. Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc (1914-1918)
D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng
Câu 7: Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Nga thuộc phe
A. Liên minh	B. Hiệp ước	C. Trung lập	D. Đồng minh
Câu 8: Hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu được hình thành từ
A. Đầu thế kỉ XX	B. Cuối thế kỉ XIX
C. Giũa thế kỉ XIX	D. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Câu 9: Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản bước vào thời kì
A. Ổn định về chính trị nhưng khủng hoảng kinh tế trầm trọng
B. Khủng hoảng trầm trọng
C. Ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao
D. Tăng trưởng kinh tế song lại khủng hoảng chính trị
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là
A. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản
B. Sản xuất thiếu kế hoạch, không cải thiện đời sống nhân dân, “cung vượt quá cầu”
C. Tác động của cao trào cách mạng 1918-1923
D. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 11: Sự kiện mở đầu cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 ở Nga là
A. Cuộc biểu tình của 9 vạn công nhân Pê-tơ-rô-grat vào tháng 2-1917
B. Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông vào ngày 25-10-1917
C. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mát-xcơ-va
D. Cuộc nổi dậy của nông dân ở vùng ngoại ô Mác-xcơ-va
Câu 12: Nét nổi bật tình hình nước Nga trước cách mạng tháng Hai 1917 là
A. Bị đẩy vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Vẫn là một đế quốc phong kiến, do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu
C. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng phát triển rộng khắp
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 13: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bùng nổ đầu tiên ở
A. Đức	B. Anh	C. Mĩ	D. Pháp
Câu 14: Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập vào
A. Tháng 3-1919	B. Tháng 5-1919	C. Tháng 12-1920	D. Tháng 3-1920
Câu 15: Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bằng cách
A. Đàn áp phong trào đấu tranh của giai câp công nhân
B. Thiết lập chế độ Phát xít, tiến hành xâm chiếm thuộc địa
C. Gây chiến tranh xâm lược mở rộng ảnh hưởng
D. Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội, thực hiện dân chủ
Câu 16: Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước
A. Anh-Pháp-Mĩ	B. Mĩ – Nga
C. Pháp-Nga, Anh-Pháp, Anh-Nga	D. Đức - Áo Hung - I-ta-li-a
Câu 17: Hãy nối tên nhân vật ở cột I với nội dung ở cột II cho phù hợp (1 điểm)
I
II
1
Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen
A
Những nhà triết học nổi tiếng của Đức ở thế kỉ XIX
2
Hê-ghen và Phoi-ơ-bách
B
Những nhà sáng lập ra học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
3
Xmít và Ri-các-đô
C
Những nhà sáng lập ra học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng
4
C.Mác và Ăng-ghen
D
Những đại biểu xuất sắc của học thuyết kinh tế chính trị tư sản ở Anh vào thế kỉ XVIII - XIX
II. Phần Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: Tại sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây? (2 điểm)
Câu 2: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. (2 điểm)
Câu 3: Tại sao gọi là trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn? (1 điểm)
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docKT HKI_LS 11_2.doc
Đề thi liên quan