Đề kiểm tra học kì I – môn ngữ văn 10 năm học : 2011 – 2012 trường Thph Số 2 An Nhơn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I – môn ngữ văn 10 năm học : 2011 – 2012 trường Thph Số 2 An Nhơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 10
 Trường THPH số 2 An Nhơn Năm học : 2011 – 2012
Mã đề : 126
 Thời gian làm bài : 90 phút

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (3 điểm) - Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1 : “Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã” là đặc trưng thi pháp của những sáng tác VH Việt Nam nào?
Văn học trung đại
Văn học dân gian
Văn học hiện đại
Văn học viết nói chung
Câu 2 : “…là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân”. Đây là đặc điểm của thể loại văn học dân gian nào?
Sử thi. B. Truyền thuyết. C. Truyện cổ tích. D. Truyện thơ.
Câu 3 : Văn bản sau thuộc thể loại văn học dân gian nào?
 “Cá không ăn muối cá ương 
 Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”
 A. Tục ngữ. B. Ca dao. C. Câu đố. D. Vè.
Câu 4 : "VH phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái". Nhận định trên nói đúng về đặc điểm lịch sử XHVN ở giai đoạn nào? 
A. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX B. Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX 
C. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII D. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV 
Câu 5 : Câu thơ nào sau đây trong bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Lí Bạch) thể hiện rõ nhất nỗi trống vắng, cô đơn trong lòng người đưa tiễn? 
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu.
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận.
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Câu 6 : Dòng nào nêu đúng nét đặc sắc của hai câu thơ: "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ" (Nguyễn Trãi) - "Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông" (Nguyễn Du)? 
A. Cả hai câu thơ đều miêu tả hình ảnh thiên nhiên trong cùng một thời điểm 	
B. Câu thơ của Nguyễn Du thiên về tạo hình sắc, câu thơ của Nguyễn Trãi thiên về tả sức sống 	
C. Cả hai câu thơ đều tập trung miêu tả sắc đỏ đang tuôn trào của bông hoa lựu 
D. Câu thơ của Nguyễn Trãi thiên về miêu tả cảnh động, còn câu thơ của Nguyễn Du thiên về miêu tả cảnh tĩnh.
Câu 7 : Dòng nào sau đây thể hiện tinh thần thượng võ của người anh hùng Đăm Săn?
Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?
Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?
Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là.
Ơ diêng, ơ diêng, để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu. Ta làm thêm cho diêng một voi.
Câu 8 : Cảnh tôi tớ mang của cải đi theo Đăm Săn không được so sánh với hình ảnh nào sau đây?
Ong đi chuyển nước C. Kiến đi tha mồi.
Vò vẽ đi chuyển hoa D. Trai gái đi giếng làng cõng nước.
Câu 9 : Hình ảnh “ngọc trai-giếng nước” trong truyện “An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ” có ý nghĩa gì?
A. Biểu trưng cho một mối oan tình được hoá giải B. Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu	
C. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu	 D. Ngợi ca tình yêu chung thuỷ, sắt son
Câu 10 : Vật nào sau đây được coi là dấu hiệu kết nối nhân duyên trong truyện cổ tích “Tấm Cám”?
Con cá bống và quả thị.
Cái yếm đỏ và chim vàng anh
Chiếc giày và miếng trầu.
Con gà và đàn chim sẻ.
Câu 11 : Hình ảnh so sánh "như tấm lụa đào" không nói về phẩm chất nào của người phụ nữ? 
A. Tươi trẻ, tràn đầy sức sống 	B. Đẹp 	
C. Sôi nổi và mãnh liệt trong tình cảm 	D. Mềm mại và dịu dàng 
Câu 12 : Dòng nào sau đây nhận xét chính xác về nội dung những lời thách cưới của cô gái trong Bài ca dao số 1 (Ca dao hài hước, châm biếm – Sách Ngữ văn 10, Cơ bản)?
Qua những lời thách cưới, thấy thấp thoáng tiếng cười ngậm ngùi, chua chát cho cảnh nghèo.
Qua những lời thách cưới, cô gái gián tiếp bày tỏ gia cảnh của mình với chàng trai.
Qua những lời thách cưới, thấp thoáng tiếng cười vui vẻ và thích thú trước cảnh nghèo.
Qua những lời thách cưới, thấp thoáng tiếng cười vui và một sự sắp đặt thật chu đáo cho cuộc sống.
PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm)
 Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao sau:
Em tưởng giếng nước sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây
Câu 2 (5 điểm) Cảnh và tình trong bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới) của Nguyễn Trãi



ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 10 - HỌC KÌ I, 2011-2012

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM : Gồm 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm
Mã đề 126
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
C11
C12
A
B
A
B
D
B
C
C
A
C
C
D

Mã đề 234
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
C11
C12
B
A
D
D
C
A
A
A
D
D
D
A

Mã đề 379
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
C11
C12
C
D
A
A
A
B
A
B
B
B
A
D

Mã đề 405
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
C11
C12
C
C
D
C
B
C
A
B
C
D
C
B

PHẦN II – TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm)
	v Phát hiện biện pháp tu từ : ẩn dụ 
Giếng nước : tấm lòng, tình cảm của người con trai
Sâu; cạn : mặn mà, sâu sắc, thuỷ chung; hờ hững, hời hợt
Sợi gầu : công sức theo đuổi, vun đắp
Ú Phát hiện được các từ ngữ, hình ảnh biểu hiện của phương thức ẩn dụ và biện pháp tu từ ẩn dụ : mỗi phát hiện được 0,25 điểm. Nếu chỉ phát hiện biện pháp tu từ ẩn dụ thì được : 0,5 điểm. 
	v Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện một cách tế nhị, kín đáo tâm trạng xót xa, ngậm ngùi, tiếc công sức theo đuổi, vun đắp tình cảm của người con gái; có cả chút trách cứ nhẹ nhàng trước sự vô tình, hờ hững và tình cảm quá hời hợt của người con trai. 
Câu 2 (5 điểm)
v Yêu cầu chung 
& Về kỹ năng
- Biết cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ .
- Biết và có khả năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, nhất là thao tác phân tích để làm nổi bật những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
- HS có thể triển khai ý, lập luận theo nhiều hướng khác nhau (nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo ở HS) nhưng phải đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài và nội dung trọng tâm cần nghị luận.
& Về kiến thức Hiểu và làm rõ được vấn đề trọng tâm : Cảnh và tình trong bức tranh ngày hè
v Yêu cầu cụ thể:
& Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
Khái quát vị trí và nội dung bài thơ: “Cảnh ngày hè” là bài thơ tiêu biểu của tập thơ “Quốc âm thi tập” thể hiện một TY nồng đượm, thiết tha đối với thiên nhiên, cuộc sống và tấm lòng “ái quốc ưu dân” của Nguyễn Trãi.
& Thân bài: 
Cảnh – Bức tranh ngày hè:
Nghệ thuật : sự kết hợp khá đặc sắc đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật cùng việc sử dụng các động từ giàu sức gợi hình, gợi cảm: đùn đùn, giương, phun ; biện pháp đảo ngữ : lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve.
Nội dung : Thiên nhiên ngày hè sinh động, tràn đầy sức sống và cuộc sống ngày hè ấm no, yên ả, thanh bình
Tình :
Cách cảm nhận tinh tế và miêu tả khá độc đáo bức tranh ngày hè khi đã ở thời điểm cuối hè, cuối ngày thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt của Nguyễn Trãi.
Ước mong có được cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong cầu cho nhân dân khắp bốn phương được sống trong cảnh bình yên, no đủ (chú ý phân tích sắc thái ý nghĩa của từ “Dẽ có” -> tiếc nuối xót xa, u hoài về hiện thực chưa thể như mong ước của nhà thơ, nhấn mạnh mối “tiên ưu” trong lòng tác giả : dân, nước) Ú Kết tụ vẻ đẹp nhân cách và tấm lòng “ái quốc ưu dân” của Ức Trai.
& Kết bài
+ Bài thơ thuộc nhóm “Gương báu răn mình” nhưng lại giàu cảm xúc và giàu chất thơ.
+ Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ và trái tim thiết tha với cuộc đời, với dân với nước của Nguyễn Trãi.

BIỂU ĐIỂM

+ Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức và kĩ năng. Văn phong sáng rõ, sạch đẹp và diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc. Có cách triển khai lập luận sáng tạo.
+ Điểm 4: Bài viết đảm bảo kĩ năng và hơn 2/3 nội dung kiến thức. Văn phong sáng rõ, sạch đẹp và diễn đạt trôi chảy. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả.
+ Điểm 3: Bài viết chỉ đảm bảo một nửa nội dung kiến thức, diễn đạt tương đối mạch lạc, chặt chẽ hoặc đảm bảo bố cục, đầy đủ luận điểm nhưng phân tích chưa sâu. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt.
+ Điểm 2: Bài viết chưa đảm bảo về bố cục, phân tích sơ sài, thiếu dẫn chứng. Yếu về kỹ năng: diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu….
+ Điểm 1 : Lạc đề hoặc phân tích quá sơ sài
+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng.































MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10 
HỌC KÌ I, 2011-2012

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Văn học sử
- Khái quát VHDG Việt Nam
- Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

- Khái niệm thể loại truyền thuyết DG. 
- Giai đoạn 2 của VHVN trung đại
- Đặc điểm thi pháp của VH trung đại VN.

- Đặc điểm thể loại ca dao


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu : 4
Số điểm : 1,0
= 10%
Tác phẩm VH
- Chiến thắng Mtao Mxây
- ADV và Mị Châu – Trọng Thuỷ
- Tấm Cám
- Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
- Ca dao hài hước, châm biếm.
- Cảnh ngày hè.
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.

- Chi tiết miêu tả và so sánh cảnh tôi tớ mang của cải đi theo ĐSăn.
- Đồ vật là dấu hiệu kết nối nhân duyên trong “Tấm Cám”
- Câu thơ thể hiện tâm trạng trống vắng, cô đơn của nhà thơ Lí Bạch.

- Phẩm chất anh hùng của ĐSăn qua 1 chi tiết.
- Ý nghĩa của hình ảnh : ngọc trai – giếng nước.
- Ý nghĩa của hình ảnh so sánh trong bài ca dao “Thân em…”
- Nội dung lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao hài hước số 1
- Nội dung đặc sắc riêng của câu thơ tả hoa thạch lựu mùa hè.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Số câu: 5
Số điểm: 1,25
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu : 8
Số điểm : 2,0
= 20%
Tiếng Việt
Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Yếu tố ngôn ngữ sử dụng phương thức ẩn dụ
- Nội dung ẩn dụ của hình ảnh, từ ngữ.
- Giá trị biểu cảm của bài ca dao sử dụng phép tu từ ẩn dụ


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 1
Số điểm: 2,0 = 20%
Làm văn
(Văn nghị luận)
“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
- Nhận diện kiểu bài : văn nghị luận – phân tích bài thơ 
- Phát hiện nội dung trọng tâm : Cảnh (thiên nhiên và cuộc sống ngày hè) và tình (Ty thiên nhiên, yêu cuộc sống và tấm lòng với dân với nước của tg’)

- Vận dụng những hiểu biết của bản thân về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảng ngày hè”; về kiểu bài phân tích thơ; đồng thời biết kết hợp với các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm và các thao tác lập luận để viết bài văn làm rõ vấn đề trọng tâm cần nghị luận.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Số câu: 1
Số điểm: 5,0 = 50%





File đính kèm:

  • doc1.doc