Đề kiểm tra học kì i môn: ngữ văn 7 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì i môn: ngữ văn 7 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 MÔN: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 90 phút

 I. Trắc nghiệm (2điểm ) 
1) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.(2điểm)
	Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thắm cái hương thơm của lá như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy có mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng giọt sữa dần dần đọng lại bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời ... (Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
a. Mùa xuân của tôi 	b. Một thứ quà của lúa non: cốm
c. Sài Gòn tôi yêu	d. Tiếng gà trưa
Câu 2: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
a. Miêu tả 	b. Biểu cảm	c. Tự sự	d. Nghị luận
Câu 3: Tác giả đoạn văn trên là ai ?
a. Vũ Bằng 	b. Xuân Quỳnh	c. Minh Hương	d. Thạch Lam
Câu 4: Dòng nào thể hiện rõ tình cảm trân trọng của tác giả đối vơi hạt thóc nếp ?
a. Một thứ quà thanh nhã và tinh khiết.
b. Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
c. Cái chất quý trong sạch của trời.	
d. Cả 3 dòng trên.
Câu 5: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau đây:	 Ai đi đâu đấy hỡi ai,
	 	 Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ?
a. Ai	b. Trúc	c. Mai	d. Nhớ
Câu 6: Tròn câu “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” có bao nhiêu từ ghép đẳng lập ?
a. 2 từ	b. 3 từ 	c. 4 từ	d. 5 từ
Câu 7: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào ?	
a. Từ có hai tiếng có nghĩa.
b. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
c. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
d. Từ ghép có tiếng chính mà tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Câu 8: Chữ thanh nhã có nghĩa là ?
a. Thanh cao, tao nhã	b. Tiếng xấu xa	c. Thảnh thơi	d. Kiểm kê, sắp xếp.
2) Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B sao cho phù hợp(1 điểm) .

Cột A
Trả Lời
Cột B
1. Phảng phất
1-......
a. Từ Hán Việt
2. Tinh khiết với trong sạch
2-......
b. Từ láy
3. Thô tục với thanh nhã
3-......
c. Từ đồng nghĩa
4. Thanh nhã
4-......
d. Từ trái nghĩa
II. Tự Luận( 7điểm)
1.Cho hai câu thơ sau:Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó? 
b) Hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó ?
c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên ? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó ?
2.Cảm nghĩ của em khi đi qua một cánh đồng lúa chín hoặc một vườn cây ăn quả sắp đến mùa thu hoạch ?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/Trắc Nghiệm(3điểm):
1) Mỗi câu HS chọn đúng được 0,25 điểm
1. b	2. b 	3. d 	4. d 	5. a 	6. b 	7. d	 8. a
2) HS nối đúng một dòng được 0,25 điểm
1- d 	2 - a 	3 - b 	4 - c
II/Tự Luận(7điểm):
Câu 1(3đ) :
a) Từ bị chép sai là từ đêm.(0,25đ)
- Sửa lại : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.(0,25đ)
b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (0,5 đ)
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : 
Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) (0,5đ)
c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
- So sánh: cảnh khuya như vẽ (0,25đ)
- Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau (0,25đ).
- Tác dụng:
+ Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng.(0,5đ)
+ Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hoà hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.(0,5đ) 
Câu 2; 4 đ
 a) Hình thức(1đ)
- Từ ngữ chính xác, viết đúng lỗi chính tả. 
- Câu văn rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng. 
b) Nội dung(3đ)
	Mở bài (1 điểm): Cảnh cánh đồng lúa (vườn cây có gì đặc sắc ?) miêu tả tái hiện.

	Thân bài (3 điểm): Cảnh sắc ấy gợi cho em cảm nghĩ gì? (về cảnh đẹp về công lao của những người trồng lúa, trồng cây; về giá trị của những sản vật quê hương mình ....... ).

	Kết bài (1 điểm): Nói lên suy nghĩ tình cảm của em về cánh đồng lúa (vườn cây).

	
--------------------------Hết-------------------------------


 










File đính kèm:

  • docde kem tra hoc 1 mon ngu van 7(2).doc
Đề thi liên quan