Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn 7 ( thời gian: 90 phút ) Trường THCS Tam Cường
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn 7 ( thời gian: 90 phút ) Trường THCS Tam Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd & ĐT vĩnh bảo trường thcs tam cường đề kiểm tra học kì i môn ngữ văn 7 ( Thời gian: 90 phút ) Ngày kiểm tra:..../...../ 2008 i. trắc nghiệm Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 – 4 “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng Cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tết đôi... và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền " 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào A. Miêu tả B. Thuyết minh C. Nghị luận D. Biểu cảm 2. Nội dung của đoạn văn trên là A. Miêu tả cách thức làm cốm B. Bàn về cách thưởng thức cốm C. Ca ngợi giá trị của cốm D. Kể về nguồn gốc của cốm 3. Nghĩa của từ “ thanh khiết " là A. Trong sạch B. Cao cả C. Vắng vẻ D. Tươi tắn 4. Từ nào không phải là từ Hán Việt A. Thanh đạm B. Ngọt sắc C. Ngọc thạch D. Ngọc lựu 5. Tác giả của đoạn trích trên là A. Minh Hương C. Thạch Lam B. Vũ Bằng D. Duy Khán Câu 2. Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập A. Cổng trường B. Chăn màn C. Quần áo D. Nhà cửa Câu 3. Văn bản nào thuộc thể loại tuỳ bút Cổng trường mở ra C. Sông núi nước Nam Mẹ tôi D. Sài Gòn tôi yêu Câu 4. ý kiến nào dưới đây không đúng A. Văn biểu cảm miêu tả đặc điểm của đối tượng để khơi gợi, bộc lộ cảm xúc cá nhân với đối tượng B.Văn biểu cảm có dùng yếu tố tự sự để làm cơ sở bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc để lại ấn tượng sâu sắc. C. Văn biểu cảm không dùng tự sự, miêu tả Câu5. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ sau “ Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu " ( Chinh phụ ngâm khúc ) Điệp ngữ cách quãng C. Điệp ngữ chuyển tiếp Điệp ngữ nối tiếp D. Hai kiểu A và B Câu 6. Thành ngữ là: Một cụm từ có vần, có điệu Một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh Một tổ hợp từ có danh từ hoặc động từ, tính từ làm trung tâm Một kết cấu chủ vị và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh Câu 7. Trong những bài thơ sau, bài nào là thơ Đường ? Nam quốc sơn hà C. Tĩnh dạ tứ Thiên trường vãn vọng D. Nguyên tiêu Câu 8. Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ Tôi với nó cùng chơi Trời mưa to và tôi vẫn tới trường Nó cũng ham đọc sách như tôi Giá hôm nay trời không mưa thì thật tốt. ii. tự luận Cảm nghĩ về mùa xuân
File đính kèm:
- DeKTHKI2008Van7.doc