Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn 8- Thời gian 90 phút Trường THCS Trung Hoà

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn 8- Thời gian 90 phút Trường THCS Trung Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trung Hoà Đề kiểm tra học kì I 
 Môn Ngữ văn 8- Thời gian 90 phút
Trắc nghiệm (2 điểm):
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
 “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”
(“Lão Hạc- Nam Cao)
Đoạn trích có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
Miêu tả kết hợp tự sự. C. Tự sự kết hợp biểu cảm.
Biểu cảm kết hợp miêu tả. D. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Ông giáo thương hại lão Hạc. 
Ông giáo thương hại vợ mình.
 Ông giáo bênh vực, bao che cho hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
Những suy nghĩ biểu hiện một thái độ sống mang tinh thần nhân đạo với con người của ông giáo.
Các từ: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi thuộc trường từ vựng nào?
Chỉ tính cách con người.
Chỉ trình độ của con người.
Chỉ thái độ, cử chỉ của con người.
Chỉ hình dáng của con người.
Câu nào không phải là câu ghép trong các câu sau:
Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.
Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Tự luận (8 điểm):
Câu 1 (1 đ): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.
Câu 2 (2 đ): Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 5 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc qua những chi tiết miêu tả sau:
 “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Lão Hạc- Nam Cao)
Câu 3 (5 đ): Chọn một trong hai đề bài sau:
Hãy thuyết minh về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em.
Thay lời nhân vật chị Dậu kể lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngữ văn 8- tập 1), có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.


Bảng ma trận hai chiều:

 Mức độ


Lĩnh vực, 
nội dung.

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng


Tổng




Thấp

Cao 



TN

TL

TN


TL









TN
TL
TN
TL

Văn bản
Tác giả
Nội dung

C2


C1




1
0,5
Tiếng Việt
Trường từ vựng
Câu ghép
C3
C4







0,5
0,5
Tập làm văn

Phương thức biểu đạt
Viết đoạn
Văn thuyết minh
Văn tự sự
C1






C2




C3
C3
0,5

2
5


Đáp án:
Trắc nghiệm: 2 điểm; mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm.

C1
C2
C3
C4
C
D
A
C
Tự luận:
Câu 1: Đảm bảo các ý sau:
Nam Cao (1915- 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân- Hà Nam.
Là một nhà văn hiện thực xuất sắc.
Trước cách mạng chủ yếu viết về hai đề tài: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
Sau cách mạng, ông chân thành tận tuỵ sáng tác phục vụ kháng chiến.
Ông hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch.
Được nhà nước truy tặng giảI thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Tác phẩm chính: 
-Trước cách mạng:+ Truyện ngắn: Chí Phèo (1941), Trăng sáng (1942), Đời thừa (1943), lão Hạc (1943), Một đám cưới (1944)…
 + Truyện dài: Sống mòn (1944), 
-Sau cách mạng: Đôi mắt (1948), tập nhật kí ở rừng (1948), bút kí Chuyện biên giới (1951)…
 (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Câu 2: Yêu cầu:
Hình thức: Đoạn diễn dịch (0,25 đ), số câu theo yêu cầu (0,25 đ)
Nội dung (1,5 đ):
+ Những câu văn miêu tả ngoại hình cho thấy một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận, khảng định một tâm hồn nhân hậu, cao đẹp.
+ Trước khi bán cậu Vàng, ông lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi “cậu Vàng” là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất yêu thương.
+ Nay phải bán đi “cậu Vàng”, lão thật day dứt ăn năn bởi cả cuộc đời, ông già nhân hậu này chưa nỡ lừa ai.
+Qua sự miêu tả sinh động, ấn tượng, giàu sức tạo hình và gợi cảm của Nam Cao, người đọc hiểu sâu hơn về vẻ đẹp tâm hồn người nông dân.
Câu 3: 
Đề 1:
Nội dung: cần đạt những ý cơ bản sau:
Mở bài: Ghới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện.
Thân bài:
Hình dáng của đối tượng.
Cấu tạo, qui trình hoạt động của đối tượng được thuyết minh.
Công dụng của vật dụng hay phương tiện dó.
Giá trị, sự gắn bó của vật dụng hay phương tiện đó đối với gia đình em.
Kết bài: ý nghĩa của đối tượng được thuyết minh trong đời sống.
Hình thức:
Bố cục rõ ràng, hợp lí.
Viết đúng thể loại, kết hợp khá nhuần nhuyễn các phương pháp thuyết minh.
Lời văn tự nhiên, chuẩn mực, phù hợp với kiểu bài thuyết minh.
Trình tự thuyết minh hợp lí, sáng sủa.
Trình bày sạch đẹp.
Đề 2:
Hình thức (1 đ): 
Bố cục rõ ràng, hợp lí.
Viết đúng thể loại, kết hợp khá nhuần nhuyễn miêu tả và biểu cảm.
Lời văn tự nhiên, chuẩn mực, phù hợp với kiểu bài thuyết minh.
Trình tự thuyết minh hợp lí, sáng sủa.
Trình bày sạch đẹp.
Nội dung: 
Làm văn tự sự nhập vai-> Xưng “tôi” (0,5đ).
Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm khi kể lại đoạn trích cho phù hợp (0,5 đ).
Bám vào văn bản kể lại các chi tiết theo trật tự hợp lí nhầm làm nổi bật sự thương chồng con của chị Dậu và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ nơi chị. Chú ý các chi tiết quan trọng như sau (3 đ):
+ Chị Dậu dịu dàng, ân cần mời chồng “húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.
+ Anh Dậu mới kề bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào, thét đòi sưu.
+ Chị Dậu thiết tha van xin nhưng không được, chúng xông lại định trói anh Dậu, điệu ra đình.
+ Chị Dậu đặt con xuống, đỡ tay cai lệ và van xin liền bị tay này bịch cho mấy bịch vào ngực. Hắn vẫn sấn tới trói anh Dậu.
+ Tức quá, chị Dậu liều mạng cự lại, nói lí thì bị cai lệ tát vào mặt đánh bốp. Hắn hùng hổ xông vào trói anh Dậu.
+ Chị Dậu đã dùng sức lực chống lại hai kẻ tay sai, đánh đuổi chúng ra khỏi nhà.

File đính kèm:

  • docde thi HK I.doc