Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh 9 - Đề 02

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh 9 - Đề 02, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra học kì I - Sinh 9
Nội dung kiến thức
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Các thí nghiệm của Menđen
C1 ý 1
0,5
Chương II: Nhiễm sắc thể
 C2
1,5
Chương III: ADN
 C3
3
Chương IV: Biến dị
C1 ý 3,4 1
Chương V: Di truyền học người
C1 ý 5
 0,5
 C4
3
Tổng số câu hỏi
4
Tổng số điểm
3 đ
4 đ
3 đ
10
Đề kiểm tra học kì I: Môn sinh 9
Câu I (2,5 điểm): Khoanh tròn vào đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
	a. Để nâng cao hiệu quả lai.
	b. Tìm ra các thể đồng hợp lặn.
	c. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp.
	d. Cả b và c. 
2. Trẻ sinh đôi cùng trứng:
	a. Có giới tính giống nhau vì có cùng 1 kiểu gen.
	b. Có giới tính khác nhau vì có kiểu gen khác nhau.
	c. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.
3. Biến dị nào trong các biến dị sau đây không di truyền được:
a. Đột biến gen c. Thường biến
b. Đột biến NST d. Biến dị tổ hợp
4. ở người có 3 NST số 21 đây là hiện tượng đột biến:
a. Dị bội thể b. Đa bội thể c. Đột biến gen
5. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
	a. Phụ nữ sinh con ở độ tuổi ngoài 35 thì đứa con dễ bị bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)
	b. Người phụ nữ đã nhiều tuổi nên khó sinh đẻ.
	c. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ sức đầu tư cho con phát triển tốt.
	d. Cả A, B, C
Câu II (1,5 điểm): Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào, ở kì đó NST thường có những hình dạng như thế nào. Mô tả cấu trúc đó.
Câu III (3điểm):
	a) Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
	b) Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơsở tế bào học nào?
Câu IV (3 điểm): Người con trai và người con gái có kiểu hình bình thường, được sinh ra từ 2 gia đình đã có người mắc bệnh câm điếc bẩm sinh họ kết hôn với nhau, không may đứa con đầu lòng của họ lại mắc chứng bệnh đó. Đứng về góc độ Di truyền y học tư vấn em hãy cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên cho cặp vợ chồng này và giải thích cho họ hiểu.
Đáp án - Biểu điểm
Câu
ý
Nội dung
Điểm
I
1
c. Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp.
0,5
2
a. Có giới tính giống nhau vì có cùng 1 kiểu gen.
0,5
3
c. Thường biến
0,5
4
a. Dị bội thể 
0,5
5
a. Phụ nữ sinh con ở độ tuổi ngoài 35 thì đứa con dễ bị bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)
0,5
II
1
 Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào
0,25
2
 ở kì đó NST thường có những hình dạng như: Hình hạt, hình que, hình chữ V ... với đường kính 0.2-2 àm chiều dài 0,5-50 àm 
0,25
3
 Cấu trúc: NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (Crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh.
 Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ 2.
0,5
4
 Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêôtit) và Prôtêin loại histôn. 
0,5
III
a
 Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội. Qua thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội được phục hồi. Như vậy sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. 
1,5
b
 Giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.
1,5
IV
1
 * Cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên.
 - Đây là loại bệnh di truyền. Bệnh do gen lặn quy định
 - Không nên tiếp tục sinh con nữa vì cả 2 người đều mang gen lặn gây bệnh ở dạng dị hợp. 
1,5
 * Giải thích: Nếu quy ước Gen A: Không bị bệnh; gen a: Bị bệnh bố mẹ có kiểu gen dị hợp Aa
 - Sơ đồ lai: P: Aa (Không bị bệnh) x Aa (Bị bệnh) 
 G: A, a A, a
 F: AA: 2Aa: aa
 - Theo sơ đồ trên nếu họ tiếp tục sinh con, thì những đứa con của họ có thể vẫn bị bệnh với xác suất là 25%.
1,5

File đính kèm:

  • docde sh 9 ki 1.doc