Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 7 - Trường THCS Đức Lâm

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 7 - Trường THCS Đức Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đức Lâm Đề kiểm tra học kì I- Môn : Sinh học7
Loại đề: HK Tiết PPCT:36 -Thời gian làm bài : 45 phút
Người soạn: Đinh Thị Kim Thành 
I. Trắc nghiệm khách quan
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng câu trả lời em cho là đúng
Câu1: Nghành ruột khoang gồm có các đại diện sau:
Trùng dày, trùng roi, thuỷ tức, san hô.
Thuỷ tức, san hô, sứa, hải quỳ.
Thuỷ tức, hải quỳ, sán lá gan.
Thuỷ tức, san hô, sán dây.
Câu2: Nghành giun dẹp gồm có các đại diện sau:
Trùng roi, trùng giày, thuỷ tức, san hô.
Thuỷ tức, san hô, sứa, hải quỳ.
Thuỷ tức, hải quỳ, sán lá gan.
Sán lông, sán dây và sán lá gan.
Câu 3: Nghành giun tròng gồm các đại diện sau:
Giun đỏ, giun kim, giun móc câu, giun rể lúa.
Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rể lúa.
Giun đất, giun đỏ, rươi, đỉa.
Giun đũa, giun đỏ, giun rể lúa.
Câu 4: Nghành giun đốt có các đại diện sau đây:
Giun đỏ, giun kim, giun móc câu , giun rể lúa.
Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rể lúa.
Giun đất, giun đỏ, rươi, đỉa.
Giun đũa, giun đỏ, giun móc câu, giun rể lúa.
II. Tự luận:
Câu 5: Trùng roi di chuyển và dinh dưỡng như thế nào?
Câu 6: Đặc điểm chung của giun đốt. Để nhận biết các đại diện của nghành giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào? Vai trò thực tiễn của giun đốt?
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo nào của chân khớp khiến chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
Câu 8: Nêu các đặc điểm phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác?
 ------Hết------
Đáp án và biểu điểm 
Trắc nghiệm khách quan: 2 điểm
1. B; 2. D; 3. B; 4.C
Tự luận:8 điểm
Câu 5 (2 điểm)
Trùng roi di chuyển dùng roi xoáy vào nước.
Dinh dưỡng: Nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào chỗ tối lâu ngày trìng roi mất dần màu xanh, chúng vẫn sống được nhờ đòng hoá những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ.
Câu6: + Đặc điểm chung của giun đốt: Cơ thể phân đôt, có thhẻ xoang, ống tiêu hoá phân hoá, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang 
+ Để nhận biết các nghành giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản là có sự phân đốt trong cơ thể.
+ Vai trò thực tiển của giun đốt: Làm thức ăn cho người, động vật. Làm cho đất trồng xốp thoáng, làm thức ăn cho cá có hại cho động vật và người.
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của chân khớp khiến chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống :
Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống.
Phần phụ miệngthích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau.
Hệ thần kinh và giác quan phát triển.
Câu 8: Các đặc điểm phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác.
+ Sâu bọ có đủ 5 giác quan
+ Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
+ Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. 
Trường THCS Đức Lâm Đề kiểm tra học kì I – Môn: Sinh học 8
Loại đề: HK Tiết PPCT:36 – Thời gian làm bài:45 phút
Người soạn: Đinh Thị Kim Thành
I.Trắc nghiệm khách quan.
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng bề mặt trao đổi khí:
Phổi có hai lớp màng ở giữa là lớp dich mỏng giúp cho phổi nở rộng và xốp.
B. Có khoảng 700 -> 800 triêu phế nang làm tăng diện tích trao đổi khí.
C. Phổi có thể nở ra theo lồng ngực.
Cả A và B.
Câu 2: Các chất nào sau đây trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá:
1. Vitamin; 2. A xít Amin; 3. Gluxit; 4. Prôtêin; 5. Lipit 
A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 1,4,5
Câu3: Sự biến đổi thức ăn trong ruột non:
Thức ăn xuống tới ruột non vẫn còn chịu sự biến đổi lí học.
ở ruột non gluxit được các muối mật biến đổi thành đường đơn.
ở ruột non, thức ăn được hoà loãng và trộn đều cùng các dịch tiêu hoá.
D.Cả ba phương án trên.
II. Tự luận:
Câu 4: Trình bày cấu tạo của dạ dày và cho biết các hoạt động biến đôie thức ăn của dạ dày?
Câu 5: Phân biệt trao đổi chất ở cấp đọ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Mối quan hệ về trao đổi chất ở hai cấp độ này?
câu 6: Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
đáp án và biểu điểm.
I.Trắc nghiệm khách quan( 3điểm)
1.D; 2. C; 3. D ; 4. D
 II. Tự luận( 7 điểm)
Câu4: Cấu tạo của dạ dày: Thành dạ dày có 4 lớp cơ bản. Dạ dày có hình dạng một cái túi thắt hai đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít, lớp cơ rất dày và khoẻ, lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày: Khi có thức ăn dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, giai đoạn đàu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột. Thức ăn đẩy xuống ruột non còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị. Thức ăn được lưu giữ ở dạ dày 3 -> 6 giờ. Enzim trong dịch vị chỉ có tác dụng duy nhất với loại thức ăn prôtêin ở mức độ nhất định. Chất nhầy được tiết ra và phủ lên bềmặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu5:
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: Cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng và oxy từ môi trường ngoài thông qua thức ăn và không khí bằng con đường tiêu hoá và hô hấp. Đồng thời thải ra môi trường xung quanh những chất thải và những chất thừa mà cơ thể không dùng đến nhờ các cơ quan bài tiết và thải bã.
-Trao đổi chất ở cấp độ tế bào: Mỗi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất với máu và nước mô để tồn tại và phát triển. Máu và nước mô cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho các hoạt động sống của tế bào. Hoạt động của tế bào đã tạo ra các sản phẩn hữu cơ riêng cho mình thông qua quá trình đồng hoá và đồng thời thải ra môi trường các chất cặn bã chuyển tới các cơ quan bài tiết.
- Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào: ở cấp độ cơ thể môi trường ngoài cung cấp nguồn thức ăn, nước, khoáng, oxy qua hệ tiêu hoá, hô hấp đồng thời tiếp nhận chất bã sản phẩm phân huỷ và khí cacbonic từ tế bào cơ thể thải ra. Trong cơ thể thức ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu. ở tế bào các chất dinh dưỡng và oxy tiếp nhận từ máu và nước mô đến tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.
Câu 6: Khi thở sâu và giảm số nhịp thở sẻ làm tăng số ml không khí lưu thông trên phút và giảm khí vô ích ở khoảng chết đồng thời tăng khí hữu ích vào tới phổi tại các phế nang. 

File đính kèm:

  • docHK.doc
Đề thi liên quan