Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh học 8 - Đề 1

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh học 8 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8
MA TRẬN 
MẠCH KIẾN THỨC
Mức độ nhận thức
TỔNG
Biết ( 4 )
Hiểu ( 4,5 )
Vận dụng ( 1,5 )
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khái quát cơ thể người 10%
2 – 0,5đ
1- 0,5đ
3 - 1 đ
Vận động 10%
1 – 1đ
1 - 1 đ
Tuần hoàn 20%
1 – 1đ
1 – 1đ
2 - 2 đ
Hô hấp 10%
2 – 0,5đ
1 – 0,5đ
3 - 1 đ
Tiêu hóa 20%
1- 0,25đ
1 - 1,75đ
2 - 2 đ
Thực hành (30%)
3 - 0,75đ
1 – 1đ
1 – 1,25đ
5 - 3 đ
TỔNG
10 - 4 đ
4 - 4,5 đ
2 - 1,5 đ
16 – 10 đ
ĐỀ BÀI:
TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm )
 Câu 1: Hệ cơ quan có chức năng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã ra ngoài là
hệ tuần hoàn
hệ tiêu hóa 
hệ hô hấp
hệ bài tiết
 Câu 2: Gồm những tế bào xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ dày, là đặc điểm của 
mô thần kinh
mô liên kết
mô cơ
mô biểu bì
 Câu 3: Nối các đáp án ở cột A và B sao cho phù hợp.
A
B
1. Sụn bọ đầu xương 
a. Chịu lực đảm bảo vững chắc 
2. Màng xương 
b. Phân tán lực tác động 
3. Mô xương cứng 
c. Chứa tủy, sinh hồng cầu
4. Khoang xương
d. Giảm ma sát trong khớp xương
e. Giúp xương phát triển về bề ngang
 1 với 2 với . 3 với .. 4 với 
Câu 4: Cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, có lớp niêm mạc tiết chất nhày. Đó là đặc điểm của
Họng
Khí quản
Thanh quản
Phế quản
 Câu 5: Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân có hại là
thường xuyên luyện tập TDTT
xây dựng môi trường sống trong sạch
kết hợp lao động và nghĩ ngơi hợp lý.
ăn chín uống sôi
Câu 6: Cơ quan của hệ tiêu hóa làm nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng là
ruột non
dạ dày
ruột già
tá tràng
Câu 7: Chỉ garo cho người bị chảy máu trong trường hợp
chảy máu ở mao mạch
chảy máu ở tĩnh mạch
chảy máu ở động mạch và tĩnh mạch
chảy máu ở động mạch.
Câu 8: Một trong những nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp là
bị mất nước
bị điện giật
bị đói ăn
bị mất sức 
Câu 9: Enzim biến đổi thức ăn trong nước bọt là
Enzim pepsin
Enzim lipaza
Enzim amilaza
Enzim tripsin
Câu 10: Điền Đ vào đáp án đúng và S vào đáp án sai trong các câu sau đây.
 Khả năng gãy xương của các lứa tuổi là như nhau. 
 Khi gặp người bị gãy xương thì thì chúng ta nên nắn xương tại chỗ.
 Khi bị chảy máu phải sát trùng vết thường bằng cồn Iốt
 Điểm giống nhau của các tình huống phải hô hấp nhân tạo là bị gián đoạn hô hấp
TỰ LUẬN ( 6 điểm )
Câu 1: Trình bày các biện pháp bảo vệ cho hệ tim mạch? 1đ
Câu 2: Lấy 2 ví dụ về phản xạ của em trong quá trình học tập? 0,5đ
Câu 3: Vì sao khi luyện tập thể dục thể thao thường xuyên thì làm dung tích của phổi tăng lên? 0,5đ
Câu 4: Các hoạt động biến đổi hóa học trong thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non.1,75đ
Câu 5: So sánh giữa hai phương pháp hô hấp nhân tạo: hà hời thổi ngạt và ắn lống ngực. 1,25đ
Câu 6: Ở người có mấy loại nhóm máu? Viết sơ đồ mối quan hệ giữa các nhóm máu đó? 1 đ
ĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng 0,25 đ
1b
2d
 3: 1d; 2e; 3a; 4c
 4b
 5b
6a
7d
8b
9c
10: (S); (S); (Đ); (Đ)
TỰ LUẬN:
Câu 1: Biện pháp bảo vệ tim mạch:
Tránh các tác nhân gây hại. 0,25 đ
Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ. 0,25 đ
Lựa chọn một hình thức rèn luyện phù hợp. 0,25 đ
Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sưc chịu đựng của tim mạch. 0,25 đ
Câu 2: Mổi VD 0,25 đ
Câu 3: Rèn luyện TDTT thường xuyên làm tăng dung tích của phổi là do dung tích của phổi phụ thuộc vào dung tích của lồng ngực nên khi tập luyên TDTT làm dung tích lồng ngực tăng => dung tích của phổi cũng tăng theo. 0,5 đ
Câu 4: Các hoạt động biến đổi hóa học
Cơ quan
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia
Tác dung của hoạt động
Khoang miệng 
Hoạt động của Enzim Amilaza. 0,25 đ
 Enzim Amilaza 
0,25 đ
Biến đổi tinh bột thành đường Mantozo 0,25đ
Dạ dày 
Hoạt động của Enzim Pepsin 0,25 đ
 Enzim Pepsin 0,25 đ
Phân cắt Protein chuỗi dài thành chuỗi ngăn 0,25 đ
Ruột non
Biến đổi của tinh bột, Protein, Lipit dưới tác dụng của Enzim 0,5 đ
Enzim amilaza, pepsin, Tripsin, Erepsin, muối mật, lipaza. 0,25 đ
Biến đổi: Tình bột -> đường đơn; Protein -> Axitamin; Lipit -> Glixerin và axit béo. 0,5 đ
Câu 5: So sánh phương pháp ấn lồng ngực và hà hơi thổi ngạt.
- Giống nhau: Đặt nạn nhân nằm ngửa và thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân hô hấp ổn định lai. 0,25 đ
- Khác nhau: 
Phương pháp hà hơi thổi ngạt 0,5 đ
Phương pháp ấn lồng ngực 0,5 đ
-Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay. Tự hít một hơi đầy lồng ngực rối ghé sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng
- Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài, sau đó dang tay nạn nhân để đưa về phía đầu nạn nhân.
Câu 6: 
Ở người có 4 nhóm máu: A, B, O, AB 0,5 đ
Mối quan hệ giữa các nhóm máu: 0,5 đ
 A A 
 O O AB AB
 B B

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI I SINH 8.doc
Đề thi liên quan