Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 8 - Trường THCS Hương Toàn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 8 - Trường THCS Hương Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Hương Trà ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Hương Toàn MÔN : SINH HỌC 8 Năm học 2013 – 2014 Giáo viên: Trần Như Hoàng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chương I Khái quát cơ thể người 5 tiết C7: Cấu tạo Noron 10%= 1đ 100%=1đ Chương II Vận động 6 tiết C2:Sự to ra của xương C1: Xương đầu gồm C11: Vì sao khi co cơ ngắn lại và to ra? 20%=2 đ 50%=1đ Chương III Tuần hoàn 7 tiết C8: Tác nhân gây hại cho hệ tim mạch C3: Vai trò của bạch cầu C4: Thành cơ tim dày nhất C8: Kể tên một số bệnh tim mạch phổ biến 25%=2,5đ 0,75 đ = 1.0 đ =0,75 đ Chương IV Hô hấp 4 tiết C9: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. 15%= 1,5 đ =1,5 đ Chương V Tiêu hóa 7 tiết C6: Tiêu hóa hóa học ở dạ dày C10: Cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ 20%=2,5 đ 20%= 0,5 đ 80%= 2 đ Chương VI Trao đổi chất 2 tiết C5: Đồng hóa và dị hóa 5%= 0,5 đ 100=0,5 đ Tổng 100%= 10 đ 3 câu = 1,5 đ 2 câu = 1,75 đ 3 câu = 1,5 đ 2 câu = 3,5 đ 1câu = 0,75 đ 1câu = 1,0 đ Phần I : MA TRẬN Phần II : ĐỀ KIỂM TRA Phần I Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Chọn câu trả lời chính xác nhất điền vào phiếu bài làm Câu 1: Xương đầu được chia 2 phần là: A. Sọ và mặt. B. Sọ và não. C. Mặt và cổ. D. Đầu và cổ. Câu 2: Xương to ra là nhờ: A. Sự phân chia của tế bào mô xương cứng. B. Sự phân chia của tế bào màng xương. C. Sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng. D. Sự phân chia của tế bào khoang xương. Câu 3: Tế bào nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể? A. Bạch cầu. B. Hồng cầu. C. Tiểu cầu. D. Tế bào limphô. Câu 4: Thành cơ tim dày nhất là ở: A. Tâm nhĩ trái B. Tâm thất trái C. Tâm thất phải D. Tâm nhĩ phải Câu 5: Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở trẻ em là A. Đồng hóa lớn hơn dị hóa. B. Bằng nhau C. Đồng hóa nhỏ hơn dị hóa. B. Cả A, B, C đều sai. Câu 6: Loại enzim thực hiện sự biến đổi hóa học ở dạ dày là: A. Pepsin. B. Tripsin. C. Lipaza. D. Amilaza. Phần II. Tự luận ( 7 điểm ) Câu 7: Cấu tạo Noron 1đ Câu 8: Kể tên một số bệnh tim mạch phổ biến và một số tác nhân gây hại cho hệ tuần hoàn? 1,5 đ Câu 9 : Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào? Cơ chế. 1,5 đ Câu 10 : Nêu cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ? 2đ Câu 11 : Vì sao khi co cơ ngắn lại và to ra:? 1đ Phần III ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM (Đáp án nầy gồm có 01trang) Câu Ý Nội dung Thang điểm 1 A 0,5đ 2 B 0,5đ 3 C 0,5đ 4 B 0,5đ 5 A 0,5đ 6 A 0,5đ 7 Cấu tạo nơron gồm: - Thân: chứa nhân, xung quanh có tua ngắn (sợi nhánh). - Sợi trục: dài mọc ra từ thân, có bao miêlin, tận cùng phân nhánh có cúc xináp. 0.5 đ 0.5 đ 8 1 - Một số bệnh tim mạch phổ biến: tim bảm sinh, hở van tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch... (0,75 đ) 2 - Một số tác nhân gây hại: mở động vật, chất kích thích: ca phê, thuốc lá, bia rượu, heroin, bị sốc... (0,75 đ) 9 - Sự trao đổi khí ở phổi: + O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. + CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. - Sự trao đổi khí ở tế bào: + O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. + CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. - Cơ chế: Khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 10 - Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ: + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp. + Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ. + Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc ( Cả ở lông ruột). + Ruột dài -> tổng diện tích bề mặt 500m2 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 11 Vì sao khi co cơ ngắn lại và to ra: Bình thường cơ cấu tạo tơ cơ mảnh nằm xen kẻ tơ cơ dày, Khi co tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày nên cơ ngắn lại và to ra. 1đ Chú ý: - Điểm tối đa mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Điểm tổng cộng của toàn bài được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất ( Ví dụ: 7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). Đề này gồm có 3 trang
File đính kèm:
- De KT HK1 Sinh 8 co MT DA.doc