Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học - Khối 8 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học - Khối 8 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP LONG XUYÊN
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC :2013 – 2014
MÔN : SINH HỌC - KHỐI 8
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I . TRẮC NGHIỆM : 4đ
EM HÃY CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT 
Câu 1 : Nhờ đâu mà con người bớt lệ thuộc vào tự nhiên ?
A. Đi bằng 2 chân 
B. Xương sọ lớn hơn xương mặt 
C. Có tư duy trừu tượng, hình thành ý thức 
D. Răng phân hóa thành răng cửa , răng nanh , răng hàm 
Câu 2 : Một cung phản xạ đầy đủ gồm các thành phần sau 
A. Noron hướng tâm, noron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng 
B. Noron hướng tâm, noron li tâm,noron trung gian, cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng 
C. Noron hướng tâm, noron trung gian , cơ quan thụ cảm , cơ quan phản ứng 
D. Noron hướng tâm , noron li tâm , noron trung gian,cơ quan thụ cảm 
Câu 3 : Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì : 
A. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào 
B. Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào 
C. Mọi tế bào đều có khả năng phân chia 
D. Mọi tế bào đều thực hiện trao đổi chất với môi trường 
Câu 4 : Trong lao động chúng ta nên làm gì để cơ lâu mỏi và đạt năng suất cao ?
A. Làm việc nhịp nhàng , vừa sức , liên tục 
B. Làm việc nhịp nhàng với tốc độ cao , khối lượng lớn 
C. Làm việc nhanh , với khối lượng lớn , nghỉ ngơi hợp lí 
D. Làm việc nhịp nhàng , vừa sức , nghỉ ngơi hợp lí 
Câu 5 : Vì sao máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O ?
A Kháng nguyên A bị kháng thể anpha kết dính 
B. Kháng nguyên B bị kháng thể beta kết dính 
C Kháng nguyên A và B bị kháng thể anpha và beta kết dính 
D. Kháng nguyên A và B không bị kháng thể anpha và beta kết dính 
Câu 6 : Van nhĩ thất của máu có tác dụng giúp máu di chuyển một chiều từ 
A. tâm thất trái vào động mạch chủ 	B. tâm thất phải vào động mạch phổi 
C. tâm nhĩ đến tâm thất 	D.tĩnh mạch đến tâm nhĩ 
Câu 7 : Hoạt động trao đổi khí ở tế bào là 
A. O2 khuếch tán từ phế nang vào máu , CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang
B. O2 khuếch tán từ máu vào tế bào , CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu 
C. O2 khuếch tán từ phế nang vào máu ,CO2 khuếch tán từ tế máu vào phế nang 
D. CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào , O2 khuếch tán từ tế bào vào máu
Câu 8 : Bệnh nào sau đây không lây qua đường hô hấp ?
A. Bệnh Sars	B. Bệnh lao 	C. Bệnh cúm 	D. Bệnh kiết lị 
II TỰ LUẬN: 6đ
 Câu 1: Tính chất cơ bản của xương là gì ? Các thành phần hóa học nào giúp xương có những tính chất đó ? 1,5đ
Câu 2 : Trong máu loại tế bào nào có chức năng bảo vệ cơ thể ? Trình bày các hoạt động bảo vệ cơ thể của loại tế bào đó ? 1,5đ
Câu 3 : Trong ống tiêu hóa , ở cơ quan nào có hoạt động tiêu hóa lí học mạnh mẽ nhất , cơ quan nào có hoạt động tiêu hóa hóa học triệt để nhất ? Trình bày các hoạt động tiêu hóa hóa học ở các cơ quan đó ? 2đ
Câu 4 : Em hãy giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy ? 1đ 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN SINH HỌC – KHỐI 8
NĂM HỌC 2013 – 2014
I . TRẮC NGHIỆM : 4đ
Mỗi câu đúng được 05,đ 
1 C
2 B
3 A
4 D
5 C
6 C
7 B
8 D
II TỰ LUẬN: 6đ
Câu 1: 1,5đ
- Tính chất cơ bản của xương: 
+ Tính mềm dẻo : 0,25đ
+ Tính bền chắc : 0,25đ
- Thành phần hóa học :
+ Chất cốt giao ( 0,25đ ): đảm bảo cho xương có tính mềm dẻo 0,25đ
+ Chất vô cơ ( 0,25đ) : chủ yếu là canxi giúp cho xương bền chắc 0,25đ
Câu 2 : 1,5đ
-Trong máu loại tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể : Bạch cầu 0,5đ
+ Sự thực bào : do bạch cầu mono và bạch cầu trung tính, hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn, rồi tiêu hóa chúng 0,5đ
+ Vô hiệu hóa kháng nguyên : do bạch cầu limpho B, bằng cách tiết ra kháng thể 0,25đ
+ Phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh : do bạch cầu limpho T, tiết ra protein đặc hiệu 0,25đ
Câu 3: 2đ
- Tiêu hóa lí học mạnh mẽ nhất : ở khoang miệng 0,5đ
+ Tiêu hóa hóa học ở khoang miệng : enzim amilaza biến tính bột chính thành đường mantozo 0,25đ
-Tiêu hóa hóa học triệt để nhất : ở ruột non 0,25đ
+ Gluxit và đường đôi được enzim biến đổi thành đường đơn 0,25đ
+ Protein được enzim biến đổi thành axit min 0,25đ
+ Lipit được enzim biến đổi thành axit béo và glixerin 0,25đ
+ Axit nucleic được enzim biến đổi thành các thành phần nucleotit 0,25đ
Câu 4 : 
- Nhờ chất nhày ( 0,25đ) tiết ra từ tế bào tiết chất nhày của tuyến vị ( 0,25đ)
- Chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày ( 0,25đ) ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin (0,25đ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 – 2014
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
30%
THÔNG HIỂU
40%
VẬN DỤNG
30%
TỔNG
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mở đầu 5%
Câu 1
5%
1 câu 5%
Chương I : Khái quát cơ thể người 10%
Câu 2
5%
Câu 3
5%
2 câu
10%
Chương II: 
Vận động 20%
Câu 1
15%
Câu 4
5%
2 câu
20%
Chương III: Tuần hoàn 25%
Câu 2
15%
Câu5,6
10%
3 câu
25%
Chương IV:
Hô hấp 10%
Câu 7
5%
Câu 8
5%
2 câu
10%
Chương V : Tiêu hóa 30%
Câu 3
20%
Câu 4
10%
2 câu
30%
Tổng
3 câu
15%
1 câu
15%
1 câu
5%
2 câu
35%
4 câu
20%
1 câu 10%

File đính kèm:

  • docSINH HK1 NH1314.doc
Đề thi liên quan