Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh học lớp 7 (đề lẻ + đề chẵn)

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh học lớp 7 (đề lẻ + đề chẵn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 
Lớp: 7A
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 7
Đề lẻ
I- Phần trắc nghiệm: Điền dấu “ ´” vào ô cho câu trả lời đúng.
Câu 1: Ngành Giun dẹp có những đặc điểm nào sau đây?
 a) Cơ thể có dạng túi.
 b) Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên.
 c) Ruột hình túi, chưa có lỗ hậu môn.
 d) Ruột phân nhánh, chưa có lỗ hậu môn.
 e) Cơ thể chỉ có một phần đầu và đế bám.
 f) Một số kí sinh có giác bám.
 g) Cơ thể phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng.
 h) Trứng phát triển thành cơ thể mới.
 i) Vòng đời qua giai đoạn ấu trùng.
Câu 2: Ngành Thân mềm có những đặc điểm nào sau đây?
 a) Thân mềm, phân đốt.
 b) Thân mềm, không phân đốt.
 c) Có vỏ đá vôi, không có khoang áo.
 d) Có vỏ đá vôi, có khoang áo.
 e) Hệ tiêu hóa phân hóa.
 f) Hệ tiêu hóa chưa phân hóa.
 g) Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Câu 3: Lớp Sâu bọ có những đặc điểm nào sau đây?
 a) Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
 b) Có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.
 c) Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt động 
 bản năng.
 d) Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
 e) Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
 f) Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
 g) Có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.
Câu 4: Tôm sông có những đặc điểm nào sau đây?
 a) Cơ thể có 2 phần: đầu-ngực và bụng.
 b) Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực và bụng.
 c) Thở bằng mang.
 d) Hô hấp bằng ống khí.
 e) Hoạt động vào ban ngày.
 f) Hoạt động về đêm.
 g) Có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
 h) Có vỏ giáp cứng bao bọc.
II- Phần tự luận:
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn.
Câu 2: Trình bày vai trò thực tiễn của lớp Sâu bọ.
Câu 3: Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
Họ và tên: .
Lớp: 7A
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 7
Đề chẵn
I- Phần trắc nghiệm: Đánh dấu “ ´” vào ô cho câu trả lời đúng.
Câu 1: Lớp Sâu bọ có những đặc điểm nào sau đây?
Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt
 động bản năng.
 c) Có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.
d) Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
 e) Có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.
 f) Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
 g) Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Câu 2: Ngành Thân mềm có những đặc điểm nào sau đây?
 a) Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Có vỏ đá vôi, có khoang áo.
Có vỏ đá vôi, không có khoang áo.
Hệ tiêu hóa phân hóa.
Hệ tiêu hóa chưa phân hóa.
Thân mềm, không phân đốt.
Thân mềm, phân đốt.
Câu 3: Tôm sông có những đặc điểm nào sau đây?
Hoạt động về đêm.
Hoạt động vào ban ngày.
Có vỏ giáp cứng bao bọc.
Có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
Cơ thể có 2 phần: đầu-ngực và bụng.
Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực và bụng.
Hô hấp bằng ống khí.
Thở bằng mang.
Câu 4: Ngành Giun dẹp có những đặc điểm nào sau đây?
Ruột phân nhánh, chưa có lỗ hậu môn.
Ruột hình túi, chưa có lỗ hậu môn.
Một số kí sinh có giác bám.
Trứng phát triển thành cơ thể mới.
Cơ thể có dạng túi.
Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên.
Vòng đời qua giai đoạn ấu trùng.
Cơ thể phân biệt: đầu, đuôi, lưng, bụng.
Cơ thể chỉ có một phần đầu và đế bám.
II- Phần tự luận:
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính của nhện.
Câu 2: Trình bày vai trò thực tiễn của lớp Giáp xác.
Câu 3: Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 7
Đề lẻ
I- Phần trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: 
Đáp án: b) Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên.
 d) Ruột phân nhánh, chưa có lỗ hậu môn.
 f) Một số kí sinh có giác bám.
 g) Cơ thể phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng.
 k) Vòng đời qua giai đoạn ấu trùng.
Câu 2: 
Đáp án: b) Thân mềm, không phân đốt.
 d) Có vỏ đá vôi, có khoang áo.
 e) Hệ tiêu hóa phân hóa.
 g) Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Câu 3: 
Đáp án: a) Cơ thể có ba phần: đầu, ngực, bụng.
 d) Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
 f) Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 4: 
Đáp án: a) Cơ thể có 2 phần: đầu-ngực và bụng.
 c) Thở bằng mang.
 g) Có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
 h) Có vỏ giáp cứng bảo bọc.
II- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Mỗi ý đúng được 0,6 điểm.
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn:
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân làm giảm sức cản của nước.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước, màng mắt không bị khô.
- Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày làm giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Vẩy cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân có vai trò như bơi chèo.
Câu 2 (2 điểm): Vai trò thực tiễn của lớp Sâu bọ:
- Lợi ích: + Làm thuốc chữa bệnh.
 + Làm thực phẩm.
 + Thụ phấn cây trồng.
 + Làm thức ăn cho động vật khác.
 + Diệt các sâu hại.
- Tác hại: + Hại hạt ngũ cốc.
 + Truyền bệnh.
Câu 3 (1 điểm) Địa phương có các biện pháp chống sâu bọ nhưng an toàn cho môi trường như: hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn (như: thiên nông, thuốc vi sinh vật), bảo vệ các sâu bọ có ích, dùng biện pháp vật lí, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại.
Đề chẵn
I- Phần trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu 1: 
Đáp án: a) Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
 f) Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
 g) Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Câu 2: 
Đáp án: a) Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
 c) Có vỏ đá vôi, có khoang áo.
 d) Hệ tiêu hóa phân hóa.
 f) Thân mềm, không phân đốt.
Câu 3: 
Đáp án: c) Có vỏ giáp cứng bao bọc.
 d) Có bản năng ôm trứng để bảo vệ
 e) Cơ thể có 2 phần: đầu-ngực và bụng.
 f) Thở bằng mang.
Câu 4: 
Đáp án: a) Ruột phân nhánh, chưa có lỗ hậu môn.
 c) Một số kí sinh có giác bám.
 f) Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên.
 g) Vòng đời qua giai đoạn ấu trùng.
 i) Cơ thể phân biệt: đầu, đuôi, lưng, bụng.
II- Phần tự luận (6 điểm) 
Câu 1 (3 điểm) Đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi với lối sống của nhện:
a) Đặc điểm cấu tạo (2 điểm): Cơ thể gồm 2 phần: Phần đầu-ngực và phần bụng:
- Phần đầu-ngực (là trung tâm của vận động và định hướng) gồm:
+ Đôi kìm có tuyến độc.
+ Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông)
+ 4 đôi chân bò.
- Phần bụng (là trung tâm của nội quan và tuyến tơ) gồm:
+ Phía trước là đôi khe hở.
+ Ở giữa là một lỗ sinh dục.
+ Phía sau là các núm tuyến tơ.
b) Tập tính (1 điểm): Nhện có tập tính chăng lưới để bắt mồi:
- Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.
- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
- Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi để sinh sống.
Câu 2 (2 điểm) Vai trò thực tiễn của lớp Giáp xác:
- Lợi ích: + Làm thực phẩm đông lạnh.
 + Làm thực phẩm khô.
 + Làm thực phẩm tươi sống.
 + Nguyên liệu để làm mắm.
- Tác hại: + Có hại cho giao thông đường thủy.
 + Kí sinh gây hại cá.
Câu 3 (1 điểm) Địa phương có các biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường như: hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng thuốc trừ sâu an toàn (như: thiên nông, thuốc vi sinh vật), bảo vệ các sâu bọ có ích, dùng biện pháp vật lí, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại.

File đính kèm:

  • doc2DEDAP ANMA TRAN KIEM TRA KI I SINH 7 20132014.doc