Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học - Lớp 8 - Đề 26
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học - Lớp 8 - Đề 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề Kiểm tra học kì I – Năm học 2008 - 2009 Số phách : Môn : Sinh học - Lớp 8 (Thời gian làm bài 45 phút) Họ và tên : Lớp :.. Số báo danh : Phòng thi : Điểm bằng số Điểm bằng chữ . . Số phách : Người chấm thứ 1: Người chấm thứ 2:............ Đề bài I/ Phần trắc nghiệm : (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 6): Câu 1: Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên? A. Ngồi học không đúng tư thế. B. Đi giày, guốc cao gót. C. Thức ăn thiếu canxi. D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D. Câu 2: Nhờ hoạt động nào của các cơ quan tuần hoàn mà máu vận chuyển được O2 và các chất dinh dưỡng tới tế bào? A. Sự co bóp của tâm thất trái tạo ra huyết áp. B. Sự co, dãn của thành động mạch. C. Sự co, dãn của thành tĩnh mạch. D. Cả A và B. Câu 3: Hệ tuần hoàn có vai trò như thế nào đối với các hệ cơ quan khác? A. Nhờ hệ tuần hoàn, các chất dinh dưỡng và O2 (do hệ tiêu hoá, hệ hô hấp cung cấp) mới được đưa tới tế bào. B. Nhờ hệ tuần hoàn mà CO2 và các chất thải của tế bào như urê, urát, axit uríc mới được thải ra môi trường ngoài. C. Nhờ hệ tuần hoàn mà các hoocmôn do hệ nội tiết sản sinh ra mới ảnh hưởng được đến các hệ cơ quan. D. Hệ tuần hoàn đóng vai trò liên hệ các cơ quan trong cơ thể về phương diện hoá học. Câu 4: Thành phần của máu gồm: A. Nước mô và các tế bào máu. B. Huyết tương và các tế bào máu. C. Huyết tương và bạch huyết. D. Nước mô và bạch huyết. Câu 5: Cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể? A. Là nơi trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường. B. Nhờ cơ quan hô hấp, O2 từ môi trường ngoài được đưa vào từng tế bào, CO2 do tế bào thải ra được đưa ra môi trường ngoài. C. Cung cấp O2 cho mọi tế bào để tế bào ôxi hoá các chất sinh năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể, mặt khác thải CO2, hơi nước... của tế bào ra môi trường ngoài. D. Đảm bảo sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. Câu 6: Cơ quan tiêu hoá nào đóng vai trò quan trọng nhất trong sự tiêu hoá thức ăn? A. Miệng và dạ dày: nhờ 2 bộ phận này, thức ăn mới từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được. B. Các tuyến tiêu hoá: tiết dịch tiêu hoá phân giải thức ăn từ những phần tử phức tạp thành các chất dinh dưỡng. C. Ruột non: dài nhất, có đủ các loại enzim, phân giải tất cả các loại thức ăn thành các chất dinh dưỡng. D. Các cơ quan đều có vai trò ngang nhau. Mỗi cơ quan có một chức năng riêng. Câu 7: Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) cho phù hợp: Hoạt động tiêu hoá thực chất là .. thức ăn thành . mà cơ thể có thể . được qua thành ruột và .. các chất thừa không thể hấp thụ được. II. Phần tự luận (6 điểm) Câu 8: Có những loại mạch máu nào? Hãy chỉ ra sự khác biệt về cấu tạo giữa các loại mạch máu và giải thích sự khác nhau đó. Câu 9: Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hoá ở ruột non? Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hoá diễn ra thuận lợi thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là những chất nào? Câu 10: Tại sao nói trao đổi chất với môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống? Bài làm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- KT sinh 8 HKI.doc