Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Du

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
 GV Ra đề: Lê Thị Hồng Liên Môn: SINH HỌC
 GV Duyệt đề: Châu Quang Bá Lớp : 8
 Câu 1: Phản xạ là gì? Hãy nêu ví dụ về phản xạ?
 Câu 2: Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ? Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ?
 Câu 3: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
 Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
 Câu 5: Hãy chứng minh ruột non là nơi xảy ra quá trình biến đổi hoá học thức ăn mạnh mẽ và triệt để nhất?
MA TRẬN
Nội dung
Mức độ kiến thức kỹ năng
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương I
Câu 1(0,5đ)
Câu 1(1đ)
 1 Câu(1,5đ)
Chương II
Câu 2(3đ)
 1 câu(3đ)
Chương III
 Câu 3(1,5đ)
 1 câu(1,5đ)
Chương IV
Câu 4(1đ)
 1 câu(1đ)
Chương V
Câu 5(3đ)
 1 câu(3đ)
Tổng
2 câu(2đ)
2 câu(4đ)
2 câu(4đ)
5 câu(10đ)
ĐÁP ÁN
 Câu 1: (1,5đ) 
 - Phản ứng của cơ thể có thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinhgọi là phản xạ. (0,5đ)
 - Ví dụ: Thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt (0.5đ)
 Đèn sáng chiếu vào mắt thì đồng tử co lại(0,5đ)
 Câu 2: (3 đ)
 - Nguyên nhân của sự mỏi cơ: Nếu lượng Õi thiếu, sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí là axits lactic tăng và năng lượng sinh ra ít. Axit lactic sẻ tích tụ sẽ đầu độc làm mỏi cơ. (1đ)
 - Biện pháp chống mỏi cơ. (1đ)
 - Biện pháp làm tăng khả năng làm việc của cơ. (1đ)
 + Lao động vừa sức
 + Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
 Câu 3:(1,5đ)
 - Máu gồm huyến tương và các tế bào máu. Các tế bào máu gồm huyết tương, hồng cấu và bạch cầu.(0,5đ)
 - Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất thải. (0,5đ)
- Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2 (0,5đ)
 Câu 4: (1đ)
 Hút thuốc lá có hại cho hô hấp là:
 - Làm tê liệt lớp lông rung phế quản.
 - Có thể gây ung thu phổi.
 Câu 5: (3đ)
 - Biến đổi hoá học thức ăn trong khoang miệng: Chỉ có 1 ít tinh bột được enzim amilaza trong dịch nước bọt làm biến đổi thành đường Mantozơ. (1đ)
 -Biến đổi thức ăn ở dạ dày : Chỉ có 1 phần chất prôtêin được biến đổi bởi enzim pepsin và chuyển sang các prôtêin mạch ngắn, các loại chất khác không được biến đổi ở dạ dày.(1đ)
 - Biến đổi hoá học ở ruột non: Sự biến đổi hoá học thức ăn diễn ra rất mạnh do dịch tuỵ, dịch ruột và có sự hổ trợ của dịch mật. Với đầy đủ các loại enzim, tất cả các loại chất trong thức ăn đều được biến đổi thành các sản phẩm đơn giản.(1đ) 

File đính kèm:

  • docDE THI HK1 0809 SINH 8.doc
Đề thi liên quan