Đề kiểm tra học kì I môn Sinh lớp 9 năm học: 2011 - 2012

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Sinh lớp 9 năm học: 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN SINH LỚP 9
 Năm học: 2011- 2012
Thời gian: 45 phút
* Mã ĐỀ 01
I. Ma trận.
Các chủ đề
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
thông hiểu
Vận dụng
Chương II( NST)
1,0
1,0
1,0
3,0
Chương III( ADN và gen)
1,0
1,0
1,0
3,0
Chương IV( Biến dị )
1,0
1,5
1,5
4,0
Tổng 3 câu
4,0
3,5
3,5
10,0
II. ĐỀ RA.
* Câu 1: 3 đ.
Cấu trúc điển hình của NST được thể hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó. Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng như thế nào? 
* Câu 2: 3đ.
Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen. Vì sao 2 ADN con được tạo ra qua sự cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ?
* Câu 3: 4 đ.
Đột biến gen là gì? Cho ví dụ?
Nêu vai trò ý nghĩa đột biến gen trong thực tiển sản xuất như thế nào?
III. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
* Câu 1: 3 đ.
Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau.
- Cấu trúc NST rõ nhất ở kì giữa.( 0,25 đ).
- Miêu tả gồm hai Cromatít dính nhau ở tâm động.( 0,5 đ). 
- Khi 2 sợi tơ vô sắc co ngắn làm cho NST co rút lại.( 0,5 đ).
 + Vai trò của NST với sự di truyền tính trạng là NST mang gen.( 1đ).
 + Các gen quy định tính trạng của các loài sinh vật.( 0,25 đ).
* Câu 2: 3đ.
yêu cầu học sinh trả lời được các ý sau.
- Bản chất hoá học của ADN là được cấu tạo bởi các nguyên tố C,H,O,N và P.
( 0, 5 đ).
- Chức năng gồm 2 chức năng : Lưu giữ và truyền dịch thông tin.( 0,5 đ).
- Nguyên tắc bổ sung mạch mới của ADN con tổng hợp dựa trên mạch khuôn của mẹ.( 1đ)
- Nguyên tắc giữ lại một nửa( bán bảo toàn) trong mỗi ADN có một mạch của mẹ.
( 1đ).
* Câu 3: 4đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Nêu được định nghĩa đột biến gen.( 2đ).
- Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn.( 0,5 đ).
- Vai trò ý nghĩa tạo ra nhiều nguồn gen làm cho nguồn gen phong phú, trong tạo giống vật nuôi cây trồng.( 1,5 đ).
* Mã ĐỀ 02
I. Ma trận.
Các chủ đề
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
thông hiểu
Vận dụng
Chương II( NST)
1,0
1,0
1,0
3,0
Chương III( ADN và gen)
1,0
1,0
1,0
3,0
Chương IV( Biến dị )
1,0
1,5
1,5
4,0
Tổng 3 câu
4,0
3,5
3,5
10,0
II. ĐỀ RA.
* Câu 1: 3 đ.
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể( NST) là gì? Nêu một số dạng đột biến NST, mô tả từng dạng đó?
* Câu 2: 3đ.
Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng bằng sơ đồ. Giải thích mối quan hệ đó?
* Câu 3: 4 đ.
Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Việc sinh con trai hay gái do mẹ quyết định đúng hay sai. Tại sao? Cho biết vì sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ 1:1?
III. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
* Câu 1: 3 đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Nêu đúng khái niệm đột biến cấu trúc NST.( 2đ).
- 3 dạng đột biến( , đảo, thêm đoạn).( 0,5 đ).
- Mô tả NST ban đầu so với NST cuối mất đi một đoạn...( 0,5 đ).
* Câu 2: 3đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.( 0,25 đ).
ADN( 1 đoạn gen) -> m ARN->Prôtêin->tính trạng.(1đ).
- Giải thích trình tự các nu trên ADN quy định trình tự các nu trong ARN.( 0, 5 đ) .
- Qua đó ADN quy định trình tự các A xit amin trong chuỗi a xít amin cấu thành Prô tê in biểu hiện thành tính trạng.( 1đ).
* Câu 3: 4 đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Điểm khác NST thường và NST giới tính là 2 n( NST thường), còn nhiễm sắc thể giới tính là XX và Xy.( 1đ).
- Sinh con trai hay con gái là do người nam quyết định.( 1đ).
- Giải thích vì cặp NST giới tính nam Xy, nữ XX khi phân li và kết hợp nếu Xy sinh con trai, nếu XX sinh con gái.( 1đ).
- Trong cấu trúc dân số có tỉ lệ xấp xỉ 1:1 là khi thụ tinh X kết hợp với y là Xy; nếu X kết hợp với X là sinh con gái do đó tỉ lệ 1: 1.( 1đ).
	 GV: Nguyễn Văn Phiếm
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN SINH LỚP 7
Năm học: 2011- 2012
Thời gian: 45 phút
* Mã ĐỀ 01
I. Ma trận.
Các chủ đề
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
thông hiểu
Vận dụng
Động vật nguyên sinh
1,0
0,5
0,5
2,0
Các ngành giun( sán lá gan)
1,0
1,0
1,0
3,0
Giun đũa
1,0
1,0
1,0
3,0
Lớp hình nhện
1,0
0,5
0,5
2,0
Tổng 4 câu
4,0
3,0
3,0
10,0
II. ĐỀ RA.
* Câu 1: 2đ.
Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
* Câu 2: 3 đ.
Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
* Câu 3: 3đ.
Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan. Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người?
* Câu 4: 2 đ.
Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
III. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
* Câu 1: 2đ.
Học sinh trả ời được các ý sau.
- Cơ thể có kích thước hiển vi.( 0,25đ).
- Chỉ có một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống.( 0,5 đ).
- Phần lớn Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hoặc tiêu giảm.
( 0,75đ).
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.( 0,5 đ).
* Câu 2: 3 đ.
Học sinh trả ời được các ý sau.
- Sống kí sinh.( 0,25 đ).
- Mắt lông bơi tiêu giảm.( 0,25đ).
- Giác bám, cơ quan tiêu hoá, cơ quan sinh dục phát triển.( 1đ).
- Ấu trùng chui vào kí sinh trong ốc.( 0, 5đ).
- Trâu bò ăn phải ốc bị mắc bệnh sán lá gan.( 0,5 đ).
- Trâu bò nước ta thường thả rong trên đồng ruộng.( 0,5 đ).
* Câu 3: 3 đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Cơ thể giun đũa hình ống thuôn nhọn 2 đầu.( 0,25đ).
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển.( 0,5 đ).
- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.( 0,25đ).
- Ống tiêu hoá bắt đầu có ruột sau và hậu môn.( 0,25đ). 
- Giun đũa phân tích tuyến sinh dục có dạng hình ống phát triển.( 0,75đ).
- Tác hại: gây tắc ruột, đau bụng, tắc ống mật có thể dẫn đến tử vong.( 1đ).
* Câu 4: 2 đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Nhện có 6 đôi phần phụ( 4 đôi chân bò, 1 đôi kìm, 1 đôi chân xúc giác).( 1,25đ).
- Có 4 đôi chân bò để di chuyển.( 0,75đ). 
 * Mã ĐỀ 02
 I. Ma trận.
Các chủ đề
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
thông hiểu
Vận dụng
Ngành thân mềm
1,0
0,5
0,5
2,0
Ngành giun đất
1,0
1,0
1,0
3,0
Ngành chân khớp
1,0
1,0
1,0
3,0
Chân khớp + Giáp xác
1,0
0,5
0,5
2,0
Tổng 4 câu
4,0
3,0
3,0
10,0
II. ĐỀ RA.
* Câu 1: 2đ.
Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm?
* Câu 2: 3 đ.
Cấu tạo của ngành giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Ích lợi của giun đất với đất trồng như thế nào?
* Câu 3: 3đ.
Trình bày những đặc điểm chung của ngành chân khớp. Đặc điểm nào ảnh hưởng đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
* Câu 4: 2đ.
Hô hấp của châu chấu khác tôm như thế nào?
III. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
* Câu 1: 2đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Thân mềm không phân đốt.( 0,5đ).
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo.( 0,5đ).
- Hệ tiêu hoá đã phân hoá.( 0,5đ).
- Cơ quan di chuyển đơn giản.(0,5đ).
* Câu 2: 3đ.
 Học sinh trả lời được các ý sau.
- Cơ thể đối xứng hai bên.( 0,25đ).
- Phân đốt.( 0,25đ).
- Phần đầu miệng, thành cơ thể phát triển.( 0.5đ).
- Có các vành tơ đề di chuyển.( 0,5đ).
- Có khoang cơ thể chính thức, đai sinh dục.( 0,5đ).
* Lợi ích: Đào xới trong đất, ăn vụn hữu cơ làm đất tơi xốp.( 1đ).
* Câu 3: 3đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Có bộ xương ngoài bằng ki tin nâng đỡ che chở.( 0,5đ).
- Các chân phân đốt khớp động.( 0,5đ).
- Lột xác mà trưởng thành.( 0,5đ).
- Đa dạng cấu tạo, môi trường sống.( 0,5đ).
- Chân khớp động nên di chuyển linh hoạt mà chân khớp đã sống rộng rãi khắp nơi.( 1đ).
* Câu 4: 2đ.
Học sinh trả lời được các ý sau.
- Hô hấp của châu chấu: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lổ thở ở hai bên thành bụng.( 0.5đ).
- Phân nhánh chằng chịt đưa ô xy đến tế bào.( 0,5đ).
- Hô hấp của tôm: Hô hấp bằng mang, ô xy được tiếp nhận qua mang.( 1 đ). 
	GV: Nguyễn Văn Phiếm

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKI SINH 79.doc
Đề thi liên quan