Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh vật lớp 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn Sinh vật lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2009 - 2010 Kiến thức, kĩ năng cơ bản cụ thể Mức độ kiến thức kĩ năng Tổng Biết Hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Khái quát về cơ thể người. Câu 6 (1,5) 1 (1,5) 2. Sự vận động của cơ thể. Câu 3 (0,5) 1 (0,5) 3. Tuần hoàn. Câu 5 (2) Câu 7 (2) 2 (4) 4. Hô hấp. Câu 8 (2,5) 1 (2,5) 5. Tiêu hoá. Câu 1 (0,5) Câu 2 (0,5) Câu 4 (0,5) 3 (1,5) Tổng 4 (2) 1 (2) 1 (1,5) 2 (4,5) 8 (10) PHÒNG GD – ĐT HUYỆN TRỰC NINH Họ và tên :.................... Lớp :................ BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC: 2009-2010 Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian giao đề) CHỮ KÍ GIÁM KHẢO 2 CHỮ KÍ GIÁM KHẢO 1 ĐIỂM Trắc nghiệm 4 điểm Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong khoang miệng được thực hiện nhờ vai trò của loại enzim nào? Kinaza Izomeraza Amilaza Enolaza Câu 2: Thành dạ dày được cấu tạo chủ yếu bằng protein, vì sao thành dạ dày không bị phân giải bởi enzim pepsin? Vì thành dạ dày có các tuyến chất nhày musin có tác dụng ngăn ngừa sự ăn mòn của enzim pepsin và HCl. Vì thành dạ dày được cấu tạo bởi một loại protein đặc biệt. Vì enzim pepsin chỉ tác dụng khi gặp môi trường thích hợp. Vì thành dạ dày còn có các tuyến chất chống lại enzim pepsin. Câu 3: Nguyên nhân nào gây nên sự mỏi cơ? Thiếu năng lượng Thiếu oxi Axit lawctic ứ đọng trong cơ, đầu độc cơ làm cho cơ co rút Cả A, B, C đúng Câu 4: Cơ quan tiêu hoá nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn? Miệng và dạ dày: Nhờ hai bộ phận này mà thức ăn mới chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được. Các tuyến tiêu hoá: Tiết dịch tiêu hoá phân giải thức ăn. Ruột non: Dài nhất, có đủ các loại enzim, phân giải tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng. Các cơ quan đều có vai trò ngang nhau. Mỗi cơ quan có một chức năng riêng. Câu 5: Quan sát một lát sơ đồ hệ tuần hoàn của người, hãy chọn các ngăn tim tương ứng ở cột A với các hoạt động ở cột B cho đúng. Một lát sơ đồ hệ tuần hoàn của người Cột A Cột B Các ngăn tim Hoạt động Tâm nhĩ trái Tâm nhĩ phải Tâm nhĩ trái Tâm thất phải Đẩy máu vào động mạch chủ Hút máu từ tĩnh mạch chủ Đẩy máu vào động mạch phổi Hút máu từ tĩnh mạch phổi Đẩy máu vào tâm thất trái Đẩy máu vào tâm thất phải Tự luận 6 điểm Câu 6: 6.1. Phản xạ là gì? Cho ví dụ. 6.2. Hãy vẽ và chú thích sơ đồ một cung phản xạ. Câu 7: A A O O B B AB AB 7.1. Đánh dấu mũi tên thể hiện các nhóm máu được truyền cho nhau trong sơ đồ sau: 7.2. Vì sao người nhóm máu AB không thể truyền cho máu người khác các nhóm máu khác ( O, A, B ). Câu 8: Phân biệt sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. Từ đó hãy đề ra một số biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.) Bài làm phần tự luận HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2009 - 2010 Phần trắc nghiệm 4 điểm Câu 1: C Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: C Mỗi câu 0,5 điểm Câu 5: d, e (0,25 điểm/ý) b, g (0,25 điểm/ý) a (0,5điểm) c (0,5điểm) Phần tự luận 6 điểm Câu 6: (1,5 điểm) 6.1. Phản xạ là gì? Cho ví dụ. Trả lời: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. 0,5 điểm Ví dụ: 0,25 điểm 6.2. Hãy vẽ và chú thích sơ đồ một cung phản xạ. 0,75 điểm Trả lời: Cơ quan thụ cảm Cơ quan phản ứng Trung ương thần kinh Xung thần kinh hướng tâm Xung thần kinh li tâm Chú ý: + Thiếu các xung thần kinh trừ 0,25 điểm + Mũi tên chỉ sai chiều không cho điểm Câu 7:(2 điểm ) A A O O B B AB AB 7.1. Đánh dấu mũi tên thể hiện các nhóm máu được truyền cho nhau trong sơ đồ sau: 1,5 điểm Chú ý: + Chiều mũi tên của A, O, B, AB có 2 cặp 0,25 điểm x 2 + Chiều mũi tên từ O sang A, B, AB đúng 0,5 điểm + Chiều mũi tên từ A, B sang AB đúng 0,5 điểm 7.2. Vì sao người nhóm máu AB không thể truyền cho máu người khác các nhóm máu khác ( O, A, B ). 0,5 điểm Trả lời: Vì trong hồng cầu có cả hai loại kháng nguyên A và B. 0,25 điểm Nếu truyền cho người khác nhóm thì kháng thể α và β trong huyết tương của người nhận sẽ làm cho hồng cầu bị kết dính gây tắc mạch 0,25 điểm Câu 8:( 2,5 điểm) Phân biệt sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. Từ đó hãy đề ra một số biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh. Trả lời: Giống nhau: + Đều xảy ra quá trình trao đổi lấy O2 và thải CO2 0,5 điểm + Cơ chế: Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. 0,5 điểm Khác nhau: Sự khuếch tán của O2 và CO2 xảy ra ngược chiều nhau: 0,5 điểm Hoặc Trao đổi khí ở phổi Trao đổi khí ở tế bào Phế nang (Phổi) Máu O2 khuếch tán CO2 khuếch tán Máu Tế bào O2 khuếch tán CO2 khuếch tán Một số biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh là: 1 điểm Mỗi ý 0,25 điểm. Phương án khác nếu chính xác vẫn cho điểm tối đa. + Tập phù hợp với sức khoẻ + Tập từ nhẹ đến nặng + Tập thường xuyên, đúng cách + Có môi trường sống xanh, sạch, đẹp. _______________Hết_______________
File đính kèm:
- ĐỀ&ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8(2009-2010)_TRƯỜNG THCS TRỰC BÌNH.doc