Đề kiểm tra học kì I môn: Vật lí 6 (tiết: 17)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn: Vật lí 6 (tiết: 17), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs trạm lộ Đề kiểm tra học kì I Môn: Vật lí 6 Tiết: 17 Thời gian: 45 phút I/ Phần một: Trắc nghiệm (4 điểm) 1. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em? Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. 2. Trong một bình chia độ có chứa 75cm3 nước, thả một hòn đá vào bình thì thấy nước dâng lên tới vạch 90cm3. Vậy hòn đá có thể tích là: 15cm3. 165 cm3. 75 cm3. 90 cm3. 3. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Chỉ làm biến dạng quả bóng. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động quả bóng. 4. Trong các câu sau đây, câu nào đúng? Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng. Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng. 5. Đơn vị của lực là: Mét (m). Niutơn (N). Mét khối (m3). Kilôgam (kg). 6. Lực nào sau đây là lực đàn hồi? Trọng lực của một quả nặng. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng. 7. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. Chỉ cần dùng một cái cân. Chỉ cần dùng một cái lực kế. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ. 8. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây? F < 20N. F = 20N. 20N < F < 200N. F = 200N. 9. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ? Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật có độ lớn bằng nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. Mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của trọng lực. Một quả bưởi trên cây chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Ta có thể biết được trọng lượng của vật nếu khối lượng của vật đó. 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Một ôtô tải có khối lượng 2,8 tấn sẽ nặng ...(1)... niutơn. Công thức tính ...(2)... là D = . Đơn vị của khối lượng riêng là ...(3)... Ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy gọi chung là ...(4)... II/ Phần hai: Tự luận (6 điểm) 11. Lấy hai VD về hai vật có tính đàn hồi. 12. Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị g/cm3 và kg/m3. 13. - Viết công thức tính trọng lượng riêng ? Đơn vị ? - Tính trọng lượng riêng của sỏi biết hòn sỏi có khối lượng 100g thì có thể tích là 40cm3. -----Hết----- Đáp án và biểu điểm. I/ Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A D D B C D D 9. Trả lời đúng mỗi ý được 0,25 điểm Đúng Đúng Sai Đúng 10. Điền đúng mỗi chỗ ỷtống được 0.25 điểm (1) 28000 (2) khối lượng riêng (3) Kg/m3 (hoặc g/cm3) (4) máy cơ đơn giản II/ Tự luận (6 điểm) 11. 1 điểm Lấy được 2 VD về hai lực đàn hồi được 1 điểm (Mỗi VD đúng được 0.5 điểm) 12. 1,5 điểm Tính được KLR của sữa Ông Thọ ra đơn vị g/cm3 : 1 điểm D = m/V = 397/320 ≈ 1,24 (g/cm3) Đổi 1,24 g/cm3 = 1240 m3 0,5 điểm 13. 3,5 điểm - Viết được công thức tính TLR: d = P/V (hoặc d = 10D) 1 điểm Đơn vị TLR N/m3 0,5 điểm - Tính được trọng lượng của sỏi: P = 1N (0,5 điểm) Đổi 40 cm3 = 0,00004 m3 (0,5 điểm) - Tính TLR của sỏi: d = P/V = 1/0,00004 = 25000 (N/m3) (1 điểm) ( HS làm cách khác dúng vẫn cho điểm tối đa)
File đính kèm:
- CUOI KI I.doc