Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 9 - Trường THCS Biển Động

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 9 - Trường THCS Biển Động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd&đt huyện lục ngạn
trường THCs biển động
đề kiểm tra học kì I
Môn Vật lí lớp 9
Mã số: HKVL01
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Thời điểm kiểm tra: Kết thúc học kì I
Phần I : Trắc nghiệm (5 điểm )
	 Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
1. Khi hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn tăng thì:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, có lúc giảm.
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
2. Nếu R là điện trở của một dây dẫn, U là hiệu điện thế ở 2 đầu dây dẫn và I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thì R?
Chỉ tỉ lệ thuận với U.
Chỉ tỉ lệ nghịch với I.
Vừa tỉ lệ thuận với U, vừa tỉ lệ nghịch với I.
Không tỉ lệ với U và I.
3. Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 (R1<R2) mắc song song. Nếu gọi R là điện trở tương đương của mạch điện thì:
R < R1.
R2 < R < R1.
R =.
0 < R < R2.
4. Dây dẫn có chiều dài l, có tiêt diện S và làm bằng chất có điện trở suất thì điện trở R được tính bằng công thức:
R =.	B. R =.
R = .	D. R = .
5. Biểu thức nào của định luật Jun_Lenxơ?
Q = U2.I.t.	B. Q = U.R.t.
Q = U.I.t.	D. Q = U.I.
6. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là:
Chiều của đường sức từ. 
Chiều của dòng điện.
Chiều của lực điện từ.
Chiều của cực nam, bắc địa lý.
7. Các đưòng sức từ của 1 ống dây có dòng điện một chiều không đổi chạy qua có chiều:
Từ cực nam đến cực bắc ở ngoài ống dây. 
Từ cực bắc đến cực nam ở trong ống dây. 
Từ cực bắc đến cực nam ở ngoài ống dây. 
Từ cực nam đến cực bắc địa lý.
8. Máy biến thế dùng để:
Phát ra dòng điện một chiều. 
Phát ra dòng điện xoay chiều. 
Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều.
Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều.
9. Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được:
Hiệu điện thế ở 2 cực một pin.
Giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều.
Giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều.
Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều.
10. Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như sau:
Hai cuộn dây quay ngược chiều nhau quanh một nam châm.
Một cuộn dây và một nam châm quay cùng chiều quanh cùng một trục.
Một cuộn dây quay trong từ trường của một nam châm đứng yên .
Hai nam châm quay ngược chiều nhau ở quanh một cuộn dây.
Phần II: Tự luận ( 5 điểm ) 
Muốn điện trở của giảm đi hai lần mà vẫn giữ nguyên chiều dài của dây dẫn thì phải tăng hay giảm tiết diện của dây bao nhiêu lần?
Một mạch điện gồm hai điện trở R1 = 2 và R2 = 3 mắc song song vào một hiệu điện thế 6V. Tính điện trở tương đương của mạch điện và cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5l nước từ nhiệt độ ban đầu 200C thì mất thời gian là 14 phút 35 giây.
Tính hiệu suất của bếp? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K.
Mỗi ngày đun 5l nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này, cho rằng giá 1KW.h là 800đ.
---------------------------------------------------Hết-----------------------------------------------------
Người ra đề
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vi Thị Duyên
Duyệt ngày 14 tháng 12 năm 2007
t/m bgh
Khúc Xuân Sang
phòng gd&đt huyện lục ngạn
trường THCs biển động
đáp án kiểm tra học kì I
Môn Vật lí lớp 9
Mã số: HKVL01
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Thời điểm kiểm tra: Kết thúc học kì I
Phần I: (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
d
c
d
d
c
b
c
d
d
c
Phần II : (5 điểm)
(1 điểm)
Vì điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện nên muốn điện trở giảm 2 lần thì phải tăng tiết diện lên 2 lần.
(2 điểm)
Điện trở tương đương của mạch điện là:
R = = 1,2. (1 điểm)
 Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở là:
 I1 = = 3 A (0,5 điểm)
 I2 = = 2 A (0,5 điểm)
(2 điểm) 
Hiệu suất của bếp là: 
H = = 0,96 = 96% (1 điểm)
 b. Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày là: 
A = P.t.2.30 = 1000.875.2.30 = 52 500 000 J =14,6 KW.h.
Tiền điện phải trả khi đó là: 
T = 14,6 x 800 = 11 667 đồng. (1 điểm)
Người ra đề
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vi Thị Duyên
Duyệt ngày 14 tháng 12 năm 2007
t/m bgh
Khúc Xuân Sang

File đính kèm:

  • docVatli_9_HKI.doc
Đề thi liên quan