Đề kiểm tra học kì I môn:ngữ văn 8 trường THCS Ba Lòng

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn:ngữ văn 8 trường THCS Ba Lòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS BA LÒNG Môn:Ngữ văn 8
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: ........................................ Ngày kiểm tra....../......./..........
Lớp:..........	 Ngày trả bài:......./......./..........
điểm
Nhận xét của thầy, cô giáo:
bằng số
bằng chữ


Đề chẵn:
Câu 1: (1 điểm) Ghi lại theo trí nhớ của em bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
Câu 2: (1 điểm) Xác định phép tu từ từ vựng trong các câu sau:
Bàn tay ta làm nên tất cả 
có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi)
Câu 3 (2 điểm) 	Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” khoảng 8 đến 10 dòng. 
Câu 4 (6 điểm)	Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.
Bài làm:
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS BA LÒNG Môn:Ngữ văn 8
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: ........................................ Ngày kiểm tra....../......./..........
Lớp:..........	 Ngày trả bài:......./......./..........
điểm
Nhận xét của thầy, cô giáo:
bằng số
bằng chữ


Đề lẻ:
Câu 1. (1 điểm)Trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” vì sao nói tác phẩm chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ- men được xem là một kiệt tác?
Câu 2: (1 điểm) Xác định phép tu từ từ vựng trong các câu sau:
 a. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
 - Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ ! (Nam Cao, Lão Hạc)
 b. Gánh cực mà đổ lên non
 Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo. (Ca dao)
Câu 3 (2 điểm) 	Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” khoảng 8 đến 10 dòng. 
Câu 4 (6 điểm)	 Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.

Bài làm:
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
Đề chẵn:
Câu 1: (1 điểm) Ghi lại theo trí nhớ của em chính xác bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
Câu 2: (1 điểm) HS xác định đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Nói quá.
Nói giảm nói tránh.
Câu 3: (2 điểm) Học sinh tóm tắt đúng nội dung cơ bản của văn bản “Tức nước vỡ bờ”. Anh Dậu vừa được tha về , người ốm yếu, vừa bưng bát cháo lên miệng thì người nhà lý trưởng và bọn cai lệ đến bắt trói. Lo cho chồng, chị Dậu van xin nhưng càng van xin chúng càng quát tháo, hăm dọa, đánh đập, sấn sổ xông vào trói anh Dậu. Chị Dậu nghiến răng giận dữ túm cổ cai lệ ấn dúi ra cửa, nó ngã chỏng quèo, tên người nhà lý trưởng cũng bị chị túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm. Anh Dậu can nhưng chị vẫn không nguôi giận "Thà ngồi tù chứ để chúng làm tình làm tội thế, tôi không chịu được".
Câu 4: (6 điểm) 	
* Yêu cầu cần đạt:
+ Kiểu bài: Văn thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Nội dung: Giới thiệu được đặc điểm và tác dụng của hoa. Ý nghĩa của loài hoa đó trong ngày Tết.
+ Diễn đạt: Chú ý sử dụng các chi tiết, từ ngữ, câu văn chính xác; khi cần thì sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm cho bài văn sinh động.
 * Dàn bài
 - Mở bài: Giới thiệu vai trò của hoa trong cuộc sống con người hoặc một nét chung, một đặc điểm nổi bật khi nhắc đến nó trong ngày Tết.(1 điểm)
 - Thân bài:
 + Những đặc điểm sinh học của hoa như về đài hoa, cánh hoa, nhụy hoặc nhị hoa: hình dáng thế nào, màu sắc, hương thơm ra sao...(1 điểm)
 + Những đặc điểm về xã hội của hoa: loài hoa đó gắn bó với cuộc sống của con người như thế nào, tượng trưng cho cái gì, mang vẻ đẹp gì, vì sao được con người yêu thích, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn... (1 điểm)
 + Ích lợi của hoa: đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của con người, đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước. (2 điểm)
 - Kết bài: Nhấn mạnh giá trị của loài hoa và bày tỏ thái độ của mình (yêu quý, trân trọng, chăm sóc, giữ gìn) đối với loài hoa đó.(1 điểm)

 




Đề lẻ:
Câu 1: (1 điểm) Trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” bức tranh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ- men được xem là một kiệt tác vì: 
- Sinh động giống hệt.
- Tạo sức mạnh, khơi dậy sự sống con người.
- Được vẽ bởi một hoạ sĩ lao động quên mình vì tình thương bao la và sự hy sinh cao thượng.
Câu 2: (1 điểm) HS xác định đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Nói giảm nói tránh.
 b) Nói quá.	
Câu 3 : (2 điểm) Đoạn văn tham khảo: 
 Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới hiểu. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy!Câu 4: (6 điểm) 
Câu 4: (6 điểm)
 * Yêu cầu cần đạt:
+ Kiểu bài: Văn thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Nội dung: Giới thiệu được đặc điểm và tác dụng của hoa. Ý nghĩa của loài hoa đó trong ngày Tết.
+ Diễn đạt: Chú ý sử dụng các chi tiết, từ ngữ, câu văn chính xác; khi cần thì sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm cho bài văn sinh động.
 * Dàn bài
 - Mở bài: Giới thiệu vai trò của hoa trong cuộc sống con người hoặc một nét chung, một đặc điểm nổi bật khi nhắc đến nó trong ngày Tết.(1 điểm)
 - Thân bài:
 + Những đặc điểm sinh học của hoa như về đài hoa, cánh hoa, nhụy hoặc nhị hoa: hình dáng thế nào, màu sắc, hương thơm ra sao...(1 điểm)
 + Những đặc điểm về xã hội của hoa: loài hoa đó gắn bó với cuộc sống của con người như thế nào, tượng trưng cho cái gì, mang vẻ đẹp gì, vì sao được con người yêu thích, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn... (1 điểm)
 + Ích lợi của hoa: đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần của con người, đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước. (2 điểm)
 - Kết bài: Nhấn mạnh giá trị của loài hoa và bày tỏ thái độ của mình (yêu quý, trân trọng, chăm sóc, giữ gìn) đối với loài hoa đó.(1 điểm)

File đính kèm:

  • docĐE HKI VAN 8.doc
Đề thi liên quan