Đề kiểm tra học kì I năm 2009 – 2010 môn Sinh khối 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm 2009 – 2010 môn Sinh khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2009 – 2010 ) PÔTHI MÔN : Sinh – KHỐI 7 Tên HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian : 45 phút Lớp: . . . . . . .Số báo danh: . . . . . . Đề 1 Điểm Lời phê Chữ kí GT1 Chữ kí GT2 HS khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất, hủy bỏ đánh dấu x, chọn lại câu bỏ khoanh tròn to hơn dấu x I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm) Câu 1 : Đặc trưng nào của động vật nguyên sinh chứng tỏ chúng là những cơ thể độc lập : a. Dinh dưỡng b. Sinh trưởng, hô hấp c. Sinh sản, bài tiết d. Tất cả đúng Câu 2 : Lấp đầy khoang cơ thể chính thức của giun đất là gì ? a. Không khí b. Nhu mô c. Dịch lỏng d. Nước Câu 3 : Bộ phận nào của sán dây là nguồn gốc gây nhiễm bệnh cho người : a. Trứng b. Nang sán c. Ấu trùng d. Câu a, c đúng Câu 4 : Vỏ tôm cứng mà tôm vẫn tăng trưởng được là nhờ : a. Vỏ tôm ngày càng dày và lớn lên làm cho cơ thể tôm lớn theo b. Sau mỗi giai đoạn tăng trưởng, tôm phải lột xác c. Đến giai đoạn tăng trưởng vỏ kitin mềm ra d. Tất cả đúng Câu 5 : Kiểu sinh sản nào là đặc trưng đối với thủy tức : a. Hữu tính b. Vô tính c. Sinh dưỡng d. Câu a, b đúng Câu 6 : Trùng sốt rét phá hủy loại tế bào nào của máu ? a. Bạch cầu b. Hồng cầu c. Tiểu cầu d. Tất cả đúng Câu 7 : Giun đũa thải các chất thải qua loại lỗ nào ? a. Huyệt b. Miệng c. Hậu môn d. Ruột Câu 8 : Sự thu tinh cho tế bào trứng ở giun đất lưỡng tính xảy ra như thế nào ? a. Tự thụ tinh b. Tiếp hợp c. Thụ tinh chéo d. Hữu tính Câu 9 : Những thân mềm nào dưới đây có hại : a. Ốc sên, trai, sò b. Mực, hà biển, hến c. Ốc đỉa, ốc bươu vàng, sun d. Ốc sên, hà biển, bạch tuột Câu 10 : Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì : a. Cơ thể chia 2 phần : Đầu ngực và bụng b. Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau c. Thở bằng mang d. Tốm sống ở nước Câu 11 : Đặc điểm nào sau đây không phải của động vật nguyên sinh : a. Cơ thể phân hóa thành các cơ quan b. Sinh sản vô tính c.Có kích thước hiển vi d. Cấu tạo đơn bào Câu 12 : Khi di chuyển tôm có thể bơi giật lùi bằng cách : a. Xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng b. Dùng các đôi chân bụng để đẩy nước c. Dùng đôi chân ngực để đẩy nước d. Câu b, c đều đúng II. Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1 : Nêu cấu tạo ngoài của tôm và các chức năng phù hợp với các cấu tạo đó. ( 1,5 đ) Câu 2 : Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp ? ( 1,5 đ) Câu 3 : Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ? ( 2 đ) Câu 4 : Nêu cấu tạo ngoài của nhện và các chức năng phù hợp với các cấu tạo đó. ( 2 đ) ---(Hết)--- Bài làm ĐÁP ÁN ĐỀ 1 ; HỌC KÌ I (2009 -2010) MÔN: SINH HỌC 7 I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) (Mỗi câu đúng 0,25đ) 1. d 2. c 3. b 4. b 5. d 6. b 7. c 8. c 9. c 10. b 11. a 12. a II. TỰ LUẬN: Câu 1: (1,5đ) ( mỗi ý 0,25đ ) + Cơ thể gồm 2 phần: Đầu-ngực và bụng + Đầu-ngực: ● Mắt râu định hướng phát hiện mồi. ● Chân hàm: giữ và xử lí mồi. ● Chân ngực: bò và bắt mồi. ● Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng. ● Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy. Câu 2: (1,5đ) ( mỗi ý 0,5đ ) + Có vỏ kitin che chở bên ngoài, chỗ bám cho cơ. + Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. + Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền – lột xác Câu 3: (2đ) +Giống: Cùng ăn hồng cầu. (0,5đ) + Khác: ● Trùng kiết lị lớn, nuốt nhiều hồng cầu và tiêu hoá chúng, sinh sản nhân đôi liên tiếp. (0,5đ) ● Trùng sốt rét nhỏ hơn, chui vào hồng cầu kí sinh, ăn kí sinh rồi sinh sản ra kí sinh -> phá vỡ hồng cầu ra ngoài, rồi chui lại hồng cầu khác. (1đ) Câu 4: (2đ) ( mỗi ý 0,25đ ) ( thiếu 1 ý trừ 0,25đ ) + Cơ thể gồm Đầu-ngực và bụng. + Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi, tự vệ . + Đôi chân xúc giác: Cảm giác về KG và XG. + 4 đôi chân bò: Di chuyển – chăng lưới. + Đôi khe thở: Hô hấp. + 1 lỗ sinh dục: Sinh sản. + Các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện.
File đính kèm:
- Sinh 7 hk1 0910.doc