Đề kiểm tra học kì I năm học 2007 – 2008. môn: ngữ văn. (thời gian 90 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2007 – 2008. môn: ngữ văn. (thời gian 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD - ĐT Bắc Giang	Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THPT Cẩm Lý	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Đề kiểm tra học kì I năm học 2007 – 2008.
Môn: Ngữ Văn.
(Thời gian 90 phút)
II: Phần trắc nghiệm:
Câu1: Trình tự nào sau đây đúng với thứ tự các chặng đường thơ Tố Hữu:
A. Việt Bắc, Từ ấy, Gió lộng, Ra Trận, Máu và hoa.
B. Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa.
C.Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
D. Ra trận,Từ ấy, Việt Bắc, Máu và hoa.
Câu 2. Nội dung chính của tập thơ Việt Bắc là:
A. Bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư quần chúng nhân dân kháng chiến.
C. Kết tinh những hình ảnh lớn của con người Việt Nam kháng chiến mà bao trùm là lòng yêu nước.
D. Tất cả các nội dung trên.
Câu 3: Cảm xúc chính của đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là:
A.Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.
B. Đất nước đau thương mà anh hùng trong chiến tranh.
C. Cảm nhận và lý giải về đất nước.
D. Cả A, B, C.
Câu 4:Từ ngữ “ Suy rộng ra”được đánh giá rất cao.Vì sao?
A. Vì Bác tỏ ra là một cây bút nghệ thuật độc đáo.
B. Vì Bác tỏ ra là một người chiến sỹ kiên cường.
C. Vì Bác đã có những đóng góp cho nghệ thuật dùng từ trong văn nghị luận.
D. Vì Bác đã có một đóng góp có giá trị to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


II. Phần tự luận:
Câu 1: (1điểm)
 Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn chương Hồ Chí Minh. Câu 2: (7điểm) Phân tích đoạn thơ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
(...)Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
 (Tây Tiến – Quang Dũng)


Đáp án: môn ngữ văn

I.Trắc nghiệm:

Câu
1
2
3
4
Đáp án
c
d
c
d

II. Tự luận:
Câu 1:
- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- Hồ Chí Minh chú ý tới hình thức và nội dung:
+ Viết cho ai? (đối tượng)
+Viết cái gi? (nội dung)
+Viết thế nào? (hình thức)
+Viết để làm gi? (mục đích)

Câu 2: Phân tích đoạn thơ:
1.Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Quang Dũng 
Về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời.
Xuất xứ, vị trí, nội dung đoạn trích.

 2.Thân bài:
 - Cảnh một đêm liên hoan ấm tình quân dân keo sơn gắn bó của người lính:
+ Từ “bừng” – Bừng của lửa trại, tưng bừng của tiếng khền tiêng sáo hay sự bừng lên tươi sáng của lòng người trong đêm hội, làm sáng bừng cả bức tranh núi rừng.
+ Hình ảnh đuốc hoa: đẹp lung linh là từ cổ chỉ ngọn nến được thắp trong phòng cưới, còn gợi đêm hội hoa đăng à gợi không khí ấm áp thiêng liêng.
+ Từ “kìa” ngạc nhiên ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của người vũ nữ.
+Khen lên thì nàng e ấp thẹn thùng trong bộ xiêm y lộng lẫy, với vũ điệu man dại của núi rừng.
+ Khi nhạc về thì hồn thơ cũng vút lên cao “ nhạc về Viên Chăn…..”
 -Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng trên con đường hành quân của người lính:
 + Người đi Châu Mộc chiều sương ấy là ai? (tác giả, người lính, hay cô gái để thương để nhớ nào đó)
 + Chiều sương: tiêu biểu cho mảnh đất nơi đây đẹp buồn thi vị
à Tâm hồn nhạy cảm của QD mới có những cảm nhận tinh tế về cảnh vật.
 + Hồn lau linh hồn của tạo vật.
 + Hình ảnh dáng người duyên dáng,mềm mại trên dòng nước.
 + Từ láy “đong đưa” gợi hình gợi cảm những bông hoa như muốn làm duyên với dòng nước.
 *Thể hiện ngòi bút QD lãng mạn tài hoa và rât mực tinh tế đã khắc đã hoạ được linh hồn của tạo vật. Cảnh liên hoan ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước thơ mộng.

3.Kết bài: 
- Tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và thấy được hôn thơ QD. Nó xứng đáng là bài thơ hay của thơ ca QD nói riêng của thơ ca chống Pháp nói chung.	 

File đính kèm:

  • docde kiem tra hc ki.doc