Đề kiểm tra học kì I năm học 2007 – 2008 môn: văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2007 – 2008 môn: văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đầm hà Trường THCS Đại Bình đề kiểm tra học kì I năm học 2007 – 2008 Môn: Văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I, Phần trắc nghiệm Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu ở đầu câu trả lời đúng Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô Kêu rằng “ Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng “ Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang Lâu la bốn phía vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai chẳng kịp trở tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. 1, Qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, có thể thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào? A, Là một người có phẩm chất anh hùng B, Là một người tài năng C, Là một người có tấm lòng vị nghĩa D, Cả A, B và C 2, Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A, Tự sự và biểu cảm C, Miêu tả và biểu cảm B, Tự sự và miêu tả D, Tự sự và thuyết minh 3, Câu thơ : “ Vân Tiên tả đột hữu xông. Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A, So sánh C, Nói quá B, Nhân hoá D, Ân dụ 4, Từ “ Bớ” trong câu “ Kêu rằng : “ Bớ đảng hung đồ”, gần nghĩa với các từ nào trong các từ sau : A, Đây, đấy C, Kìa, ấy B, Hỡi, này D, Đó, nọ 5, Các từ “ hồ đồ, phừng phừng, lẫy lừng, bịt bùng” có thể xếp vào những từ nào sau đây? A, Các từ ghép C, Các từ láy B, Các từ gần nghĩa D, Các từ trái nghĩa 6, Thành ngữ “ Tả đột hữu xông” có nghĩa là gì? A, Vất vả chống chọi với đối phương B, Xoay người, múa võ ở những tư thế khác nhau C, Vất vả chống chọi D, Đánh bên trái, đánh bên phải, mạnh mẽ chống đỡ các phía. II, Phần tự luận Câu 1 : Giới thiệu vài nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? Câu 2 : Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại trường cũ trong dịp khai giảng đầu năm? đáp án và biểu điểm Môn ngữ văn 9 I, Phần trắc nghiệm ( mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B A B C D II, Phần tự luận Câu 1 ( 1 điểm ) Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng Tốt nghiệp trường ĐHSP Hà Nội năm 1964, sau đó ông về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Ông từng là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam Từ năm 2000 ông giữ cương vị Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung Ương Câu 2 Yêu cầu viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả ( nhân vật, hoạt động, quang cảnh, sự việc…) và biểu cảm + Mở bài : - Lý do trở lại thăm trường - Thăm vào dịp nào ? ( Khai giảng ) - Đi với ai ? ( 0,75 điểm ) + Thân bài : - Quang cảnh lúc khai trường như thế nào? ( 0,5 điểm) - Gặp gỡ ai? Trông họ bây giờ như thế nào? ( khác so với 20 năm trước như thế nào? có ai mới, ai đã về hưu ? ) được 0,75 điểm - Tham dự buổi khai giảng với tâm trạng như thế nào? Nhớ lại những buổi khai giảng thời học sinh ra sao? ( 0,75 điểm ) - Quan sát, miêu tả ngôi trường đã thay đổi như thế nào? có gì mới? Có gì vẫn như cũ? ( 0,5 điểm ) - Những gì gợi lên kỷ niệm vui buồn của tuổi học trò? ( 0,5đ) - Chia tay ngôi trường, thầy cô giáo như thế nào? ( 0,5 đ) + Kết bài : - Cảm xúc trong dịp về thăm trường ( 0,75 đ) Hình thức trình bày : Bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày đẹp, sạch sẽ, khoa học, viết đúng chính tả… ( 1 điểm )
File đính kèm:
- De 1 KTDA Ngu Van HKI 0708.doc