Đề kiểm tra học kì I- Năm học : 2007-2008 Trường THPT BC Lệ Thuỷ Môn: Ngữ Văn – Khối 10 nâng cao
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I- Năm học : 2007-2008 Trường THPT BC Lệ Thuỷ Môn: Ngữ Văn – Khối 10 nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Quảng Bình Đề kiểm tra học kì I- Năm học : 2007-2008 Trường THPT BC Lệ Thuỷ Môn: Ngữ Văn – Khối 10 nâng cao Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề 1 (Học sinh ghi rõ chữ Đề 1 vào sau chữ “Bài làm” của tờ giấy thi) I/ Trắc nghiệm (3.0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm Câu1.Vì sao ca dao thường mượn hình ảnh “cây đa”, “bến nước”, “con đò” để diễn tả tình nghĩa của con người ? A. Vì đây là những cảnh thân quen, gần gũi, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc ở làng quê Việt Nam B. Vì nơi đó thường diễn ra những cuộc ra đi hoặc trở về, chia tay hoặc gặp lại, lưu giữ rất nhiều kỉ niệm của con người. C. Vì đây là những hình ảnh luôn gắn bó với nhau, có đặc tính phù hợp với ý nghĩa ước lệ tượng trưng mà chúng biểu hiện. D. Cả 3 ý A,B, và C E) Cả 2 ý A và B Câu 2.Chủ đề nổi bật nhất của truyện thơ là: A. Tình yêu và hạnh phúc lứa đôi B. Cuộc sống lao động nhọc nhằn, đắng cay C. Cuộc đấu tranh khốc liệt giữa các bộ tộc D. Kỳ tích của những người anh hùng Câu 3.Tục ngữ không thể hiện điều gì ? A. Trí tuệ dân gian B. Tiếng nói trữ tình dân gian C. Trí thức bách khoa dân gian D. Triết lí dân gian Câu 4. Hãy sắp xếp các bước đọc-hiểu văn bản văn học theo thứ tự hợp lí: (1) Đọc-hiểu hình tượng nghệ thuật (2) Đọc-hiểu và thưởng thức văn học (3) Đọc-hiểu ngôn từ (4) Đọc-hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả A. (1)-(2)-(3)-(4) B. (4)-(3)-(2)-(1) C. (3)-(1)-(4)-(2) D. (3)-(1)-(2)-(4) Câu 5.Điền cụm từ còn thiếu vào dấu (…) trong câu thơ sau: “Quốc tộ như đằng lạc” Nam thiên ………” (Trích “Quốc tộ” – Pháp Thuận) Câu 6. Dòng nào nêu đúng những biểu hiên của chủ nghĩa (tư tưởng) yêu nước trong văn học Việt Nam trung đại ? Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp con người …. Đề cao khát vọng về quyền sống, quyền tự do; về công lý chính nghĩa … Ngợi ca những tấm gương trung nghĩa, tự hào về lịch sử dân tộc… Đề cao những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người. II) Tự luận (7,0 điểm) Câu 1(5,0 điểm)Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn “ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Trích “Ngữ văn 10 nâng cao” – Tập 1) Câu 2:(2,0 điểm) So sánh vẻ đẹp của hai bài thơ “ Cảm hoài” (Đặng Dung) và “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão). Mỗi bài thơ chọn hai hình ảnh tiêu biểu để minh hoạ. Sở GD-ĐT Quảng Bình Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2007-2008 Trường THPT BC Lệ Thuỷ Môn: Ngữ Văn – Khối 10 nâng cao Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề 2 (Học sinh ghi rõ chữ Đề 2 vào sau chữ “Bài làm” của tờ giấy thi) I-TRắc nghiệm (3.0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm Câu 1) Dòng nào nêu đúng những biểu hiện của Chủ nghĩa (tư tưởng) nhân đạo trong văn học Việt Nam Trung đại ? A.Đó là tư tưởng trung quân và lòng xót thương trăm họ B.Đó là âm điệu hào hùng khi đất nước chống giặc ngoại xâm C.Đó là sự đề cao con người về các mặt phẩm chất , tài năng và những khát vọng D.Đó là những lời ngợi ca những người hy sinh vì đất nước Câu 2) Điện cụm từ đúng vào dấu (… ) trong câu thơ sau: “Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo……..” (Trích “Cáo tật thị chúng” – Mãn Giác) Câu 3) Vì sao trong ca dao, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình ? Vì con cò thường kiếm ăn vào ban đêm Vì con cò có nhiều đặc điểm giống người nông dân: Thân cò gầy guộc, cò chịu khó, vất vả, lặn lội kiếm ăn. Vì trong các loại chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò gần gũi với người nông dân hơn cả D) Cả 3 ý (A, B và C) E) Cả 2 ý (B và C) Câu 4: Nhận xét nào sau đây về chèo dân gian là không đúng ? A.Chèo là một loại hình nghệ thuật tổng hợp B.Chèo thường được biểu diễn ở sân đình C.Chiếc roi ngựa là đạo cụ quan trọng nhất của chèo D.Chèo thường lấy các tích trong các truyện cổ tích hay truyện thơ Câu 5:Điểm khác biệt giữa thể thơ thất ngôn xen lục ngôn và thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì ? A.Số câu thơ B.Gieo vần C.Ngắt nhịp D.Cặp đối Câu 6:Hãy sắp xếp các bước đọc – hiểu văn bản văn học theo thứ tự hợp lý: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học (2) Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật (3)Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả (4) Đọc - hiểu ngôn từ A. (1) - (3) - (2) - (4) B. (3) - (2) - (4) - (1) C. (3) - (1) - (4) -(2) D. (4) - (2) - (3) - (1) II-Tự luận (7.0 điểm) Câu 1:(5,0 điểm)Cảm nhận của em về bài thơ “Nỗi lòng” (Cảm hoài) của Đặng Dung: Việc thế lôi thôi tuổi tác này, Mênh mông trời đất hát và say. Gặp thời đồ điếu thừa nên việc, Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay. Giúp Chúa những lăm giằng cốt đất, Rửa đòng không thể vén song mây. Quốc thù chưa trả già sao vội, Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy. (Trích “Ngữ văn 10 nâng cao” – Tập 1) Câu 2:(2,0 điểm) So sánh vẻ đẹp của hai bài thơ “ Cảm hoài” (Đặng Dung) và “Thuật hoài” (Phạm Ngũ Lão). Mỗi bài thơ chọn hai hình ảnh tiêu biểu để minh hoạ. đáp án + biểu điểm ( Đề 1) A) Đáp án I -Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A B C lí thái bình C II-Tự luận:(7,0 điểm) Câu1(5,0 điểm): 1)Các yêu cầu về kỹ năng: a)Biết cách làm một bài văn nghị luận b)Bố cục bài rành mạch, hợp lý, triển khai ý tốt c)Diễn đạt suôn sẻ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn d)Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2-Các yêu cầu về nội dung: Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu và nội dung sau: a)Có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm b)Trình bày được những cảm nhận vẻ đẹp về nội dung của bài thơ: *Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Câu 1 và 2, câu 5 và 6) +Đó là cuộc sống lao động giữa thôn quê với những công cụ lao động : Mai, cuốc, cần câu. +Đó là cái ung dung, nhàn nhã, thảnh thơi của con người “vô sự” +Đó là cuộc sống đạm bạc mà thanh cao với những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đỗ. Sinh hoạt cũng bình thường, hoà hợp với thiên nhiên, dân dã như những người dân quê khác, cũng tắm hồ, tắm ao. +Cuộc sống thanh cao trong sự trở về, hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên, mùa nào thức nấy. *Vẻ đẹp của nhân cách và trí tuệ (câu 3 và 4, câu 7 và 8) +Sống hoà thuận theo tự nhiên, thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, là không bị hút bởi tiền tài, địa vị , để tâm hồn được an nhiên khoáng đạt: -“Tìm nơi vắng vẻ” : Là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi, nhàn nhã của tâm hồn. -“Người đến chốn lao xao” : Chốn lao xao là chốn cửa quyền, là đường hoạn lộ, ồn ào, sang trọng, có ngựa xe tấp nập, kẻ hầu người hạ, nhưng thủ đoạn thì bon chen, giành giật… +Trạng Trình là một thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo. Tỉnh táo trong cách nói đùa vui, ngược nghĩa , dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hoá dại. +Trí tuệ uyên thâm, nhận ra công danh, phú quý chỉ là giấc chiêm bao. Trí truệ nâng cao nhân cách, vượt lên danh lợi, phủ nhận quyền quý, sống hoà hợp với thiên nhiêm để di dưỡng tinh thần và giữ cốt cách thanh cao. c)Trình bày được những cảm nhận vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật: +Thơ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật +Phép đối lập (câu 3,4 và 5,6) +Nhịp thơ linh hoạt với nhiều câu thơ ẩn ý, giàu chất triết lý (câu 3, 4 và 7,8) +Ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc, ý vị, +Sử dụng điển tích khéo léo (câu 7) d)Văn viết có cảm xúc, biết liên hệ, mở rộng, so sánh… trong quá trình trình bày cảm nhận Câu 2:(2,0 điểm) - Bài viết ngắn gọn( khoảng 10 -12 câu) - Nêu được những vẻ đẹp riêng của hai bài thơ: + “ Thuật hoài”:- Vẻ đẹp hùng tráng của người anh hùng gặp thời lúc triều đại đang thịnh, đang lên. - Hình ảnh thơ đẹp, hùng tráng: “ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” + “ Cảm hoài”: - Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng lỡ vận, không gặp thời khi đất nước bị xâm lăng, nước mất nhà tan. - Hình ảnh thơ đẹp, bi tráng: “ Quốc thù vị báo đầu tiên bạch Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma” B) Biểu điểm I)Trắc nghiệm (3.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0.5 điểm II)Tự luận (7.0 điểm): Câu 1: (5,0 điểm): -Điểm 4 -5 : +Đảm bảo đầy đủ các ý, các yêu cầu về nội dung và kỹ năng ở phần đáp án +Đặc biệt ưu tiên, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có liên hệ, mở rộng, so sánh…. -Điểm 2 - 3: +Đảm bảo các yêu cầu về nội dung ở phần đáp án +Mắc 2 -3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp -Điểm 1- 2 : +Chỉ trình bày được cảm nhận vẻ đẹp về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ +Bài viết còn sơ lược, chung chung +Diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp -Điểm 0 - 0,5: Xa đề, lạc đề. Câu 2: (2,0 điểm): - Điểm 1,5 -2,0: + Đảm bảo các yêu cầu ở đáp án. + Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy +Nêu được dẫn chứng minh hoạ. - Điểm 0,5 -1,5: + Nêu được vẻ đẹp riêng của mỗi bài thơ + Chưa nêu được dẫn chứng minh hoạ. + Còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Lệ Thủy, ngày 01 tháng 12 năm 2007 đáp án + biểu điểm đề 2 A) Đáp án I)Trắc nghiệm (3.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C bách hoa khai E C A D II)Tự luận (7.0 điểm) Câu1:(5,0 điểm) 1)Các yêu cầu về kỹ năng: a)Biết cách làm một bài văn nghị luận b)Bố cục bài rành mạch, hợp lý, triển khai ý tốt c)Diễn đạt suôn sẽ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẳn d)Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2)Các yêu cầu về nội dung: Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu và nội dung sau: a)Có những hiểu bết cơ bản về tác giả, tác phẩm b)Trình bày được những cảm nhận vẻ đẹp về nội dung của bài thơ. *Hai câu đề: Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả- nhà thơ- vị tướng: +Hoàn cảnh bi kịch: Việc đời còn mờ mịch, vô cùng mà tuổi đã già, đời người thật ngắn ngủi +Tâm trạng rối bời, lực bất tòng tâm nên đắm mình vào chuyện uống rượu và ca vũ *Hai câu thực: Sự đối lập giữa “ gặp thời “ và “ lỡ vận” , “đồ điếu” và “anh hùng”: +Quan niệm: Yếu tố thời thế có vai trò quyết định +Tình cảnh và nỗi oán hận của người anh hùng lỡ vận vì cái TàI và Tâm bị bỏ phí *Hai câu luận: Tâm trạng bi tráng của người anh hùng lỡ vận vẫn sục sôi nhiệt huyết với khí phách và khát vọng phi thường. *Hai câu kết: Hình ảnh người anh hùng tóc đã bạc bao lần mang gươm báu mài dưới bóng trăng. Vẻ đẹp bi tráng đầy khí phách của kẻ lỡ vận nhưng hùng tâm tráng chí chẳng phút giây phai nhạt. c)Trình bày được những cảm nhận vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật: +Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật +Hình ảnh thơ vừa mạnh mẽ, hùng tráng, vừa lãng mạn, giàu tính biểu tượng, mang âm hưởng sử thi (câu 5,6, câu 7,8) +Ngôn ngữ cô đọng , hàm súc. +Phép đối (câu 3 ,4) + bút pháp cách điệu hoá (câu 7,8) +Sử dụng nhiều điển tích, điển cố giàu giá trị gợi tả (câu 3, 4, câu 5,6) d)Văn viết có cảm xúc, biết liên hệ mở rộng, so sánh … trong quá trình trình bày cảm nhận Câu 2:(2,0 điểm) - Bài viết ngắn gọn( khoảng 10 -12 câu) - Nêu được những vẻ đẹp riêng của hai bài thơ: + “ Thuật hoài”:- Vẻ đẹp hùng tráng của người anh hùng gặp thời lúc triều đại đang thịnh, đang lên. - Hình ảnh thơ đẹp, hùng tráng: “ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” + “ Cảm hoài”: - Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng lỡ vận, không gặp thời khi đất nước bị xâm lăng, nước mất nhà tan. - Hình ảnh thơ đẹp, bi tráng: “ Quốc thù vị báo đầu tiên bạch Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma” B) Biểu điểm I)Trắc nghiệm (3.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0.5 điểm II)Tự luận (7.0 điểm) Câu1(5,0 điểm): -Điểm 4-5 : +Đảm bảo đầy đủ các ý, các yêu cầu về nội dung và kỹ năng ở phần đáp án +Đặc biệt ưu tiên, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có liên hệ, mở rộng so sánh…. -Điểm 2-3: +Đảm bảo các yêu cầu về nội dung ở phần đáp án +Mắc 2-3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp -Điểm 1-2: +Chỉ trình bày được cảm nhận vẻ đẹp về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ +Bài viết còn sơ lược, chung chung +Diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp -Điểm 0 -0,5: Xa đề, lạc đề. Câu 2: (2,0 điểm): - Điểm 1,5 -2,0: + Đảm bảo các yêu cầu ở đáp án. + Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy +Nêu được dẫn chứng minh hoạ. - Điểm 0,5 -1,5: + Nêu được vẻ đẹp riêng của mỗi bài thơ + Chưa nêu được dẫn chứng minh hoạ. + Còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Lệ Thủy, ngày 01 tháng 12 năm 2007
File đính kèm:
- De kiem tra Ngu van 10 Nang Cao20072008(1).doc