Đề kiểm tra học kì I Năm học 2008 – 2009 Môn: ngữ văn - Thời gian: 120 phút Trường THPT số 2 MK
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Năm học 2008 – 2009 Môn: ngữ văn - Thời gian: 120 phút Trường THPT số 2 MK, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD - ĐT Lào Cai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THPT số 2 MK Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Đề kiểm tra học kì I năm học 2008 – 2009 Môn: Ngữ Văn - Thời gian: 120 phút (Đề gồm 02 trang) Đề I I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu hỏi: Câu 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm những quá trình nào? Tạo lập và lĩnh hội Nói và nghe Viết và đọc Sáng tác và thưởng thức Câu 2: Hình ảnh ngọc trai - giếng nước có ý nghĩa gì? Ngợi ca tình yêu chung thuỷ, son sắc. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu. Biểu tượng cho một bi kịch tình yêu. Biểu tượng cho một mối oan tình được hoá giải. Câu 3: Mâu thuẫn chủ yếu được phản ánh trong truyện cổ tích Tấm Cám là gì? A. Giữa dì ghẻ với con chồng B. Giữa giàu sang với thấp hèn C. Giữa thiện và ác D. Giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị Câu 4: Quan niệm đạo đức, lí tưởng, ước mơ công bằng và hạnh phúc được thể hiện rõ nhất ở thể loại văn học dân gian nào? Truyền thuyết B. Truyện cười Sử thi D. Cổ tích Câu 5: Thể loại văn học dân gian nào có chứa đựng các yếu tố lịch sử? A. Truyền thuyết C. Truyện cười Sử thi D. Cổ tích Câu 6: Từ nào người kể thường kèm theo mỗi khi Pê-nê-lốp cất lời đối thoại với các nhân vật trong truyện? Chậm rãi. C. Thận trọng Mỉm cười D. Băn khoăn. Câu 7: Lối so sánh nào được sử dụng đặc biệt thành công trong đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về” (Trích sử thi “Ô-đi-xê” của Hô-me)? A. So sánh bằng C. So sánh hơn B. So sánh đối lập D. So sánh có đuôi dài Câu 8: Khi tuyên bố với Xita về việc giải cứu cho nàng, Ra-ma nhấn mạnh đến động cơ gì? A. Danh dự C. Tình yêu. B. lòng thù hận D. Sự ghen tuông. Câu 9: Nỗi cay đắng, day dứt của cô gái Thái trong “Tiễn dặn người yêu” thể hiện qua những hình ảnh nào? A. Dòng sông, trời xanh, chim tăng ló C. Con rồng, con phượng, con dòng B. Mùa hạ, mùa đông, mùa nước đỏ D. Lá cà, lá ớt, lá ngón Câu 10: Từ “phải” trong câu “Tao biết mày phải...nhưng nó lại phải bằng hai mày” trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” có ý nghĩa gì? Lẽ phải B. Số tiền phải có C. Bên phải D. Phải làm Câu 11: Từ “thân” trong chùm ca dao than thân có nghĩa gì? A. Thân thể C. Thân thế B. Thân nhân D. Thân phận Câu 12: Nhân vật Xi-ta được miêu tả từ những phương diện nào? Ngoại hình và lời nói Lời nói và hành động. Ngoại hình và nội tâm Đặc tả thế giới tâm linh * Hóy tụ đen cỏc chọn lựa đỳng vào bảng sau : 01). ; / , \ 06). ; / , \ 11). ; / , \ 16). ; / , \ 02). ; / , \ 07). ; / , \ 12). ; / , \ 17). ; / , \ 03). ; / , \ 08). ; / , \ 13). ; / , \ 18). ; / , \ 04). ; / , \ 09). ; / , \ 14). ; / , \ 19). ; / , \ 05). ; / , \ 10). ; / , \ 15). ; / , \ 20). ; / , \ II. Phần tự luận: (7 điểm) Đề bài: Trong chỉ thị về việc kỷ niệm 200 năm sinh của Nguyễn Du, Ban chấp hành Đảng Lao động Việt Nam viết: “Tác phẩm của Nguyễn Du có tính hiện thực và chứa đựng tinh thần nhân đạo”. Bằng hiểu biết về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên./. Họ tên:………………………………………lớp:…………………………. Không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!. Người ra đề Mr. Doan Sở GD - ĐT Lào Cai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THPT số 2 MK Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Đề kiểm tra học kì I năm học 2008 – 2009 Môn: Ngữ Văn - Thời gian: 120 phút (Đề gồm 02 trang) Đề II Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Câu hỏi: Câu 1: Trong các câu đây, câu nào không thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? “ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!” “Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo” “Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,...” “ Làm ăn không kế hoạch như bắt trạch đằng đuôi” Câu 2: Mâu thuẫn phản ánh trong truyện cổ tích là mâu thuẫn giữa? A. Tài năng và ngu dốt. C. Thiện và ác. B. Địa vị cao sang và thấp hèn. D. kẻ giầu và người nghèo Câu 3: Tiếng khóc của Tấm ở phần đâu truyện nói lên điều gì về ý thức phản kháng của nhân vật? A. Yếu ớt, kém cỏi. C. Yếu đuối, thụ động. B. Âm thầm bền bỉ. D. Mạnh mẽ, quyết liệt. Câu 4: Bài ca dao số 4 - Chùm ca dao yêu thương tình nghĩa(Khăn thương nhớ ai...) chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? ẩn dụ nhân hoá. ẩn dụ vật hoá Hoán dụ So sánh Câu 5: Phương thức biểu đạt chủ yếu của ca dao là? A. Tự sự C. Miêu tả. B. Biểu cảm. D. Nghị luận Câu 6 : Hình ảnh so sánh như tấm lụa đào không nói lên phẩm chất nào của người phụ nữ? A. Đẹp C. Mềm mại B. Quí giá D. Hiền lành Câu 7: Hình ảnh “gừng cay muối mặn” trong bài ca dao số 6 thể hiện điều gì? A. Tình cảm vợ chồng C. Tình cảm gia đình B. Tình yêu lứa đôi D. Tình cảm cha con Câu 8: Hình ảnh con cò trong ca dao thường là biểu tượng của? A. Người mẹ thức khuya dậy sớm C. Người cha cần cù nhẫn nại B. Cô gái chịu thương chịu khó. D. Người nông dân tần tảo. Câu 9: Tiếng cười trong ca dao hài hước có ý nghĩa gì? A. Mua vui C. Tự trào B. Phê phán D. Cả A, B, C. Câu 10: Đoạn trích “Lời tiễn dặn” (Trích “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái) là lời của ai? A. Cô gái C. Chàng trai B. Người kể chuyện D. Cha mẹ cô gái. Câu 11: Dòng nào không phải là động cơ chủ yếu khiến Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây? Vì cuộc sống bình yên của thị tộc. Vì cuộc sống gia đình Vì danh dự. Vì ghen tuông. Câu 12: Nhân vật Tấm thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tich? Mồ côi, con riêng C. Mang lốt xấu xí Con út. D. Tài năng xuất chúng. * Hóy tụ đen cỏc chọn lựa đỳng vào bảng sau : 01). ; / , \ 06). ; / , \ 11). ; / , \ 16). ; / , \ 02). ; / , \ 07). ; / , \ 12). ; / , \ 17). ; / , \ 03). ; / , \ 08). ; / , \ 13). ; / , \ 18). ; / , \ 04). ; / , \ 09). ; / , \ 14). ; / , \ 19). ; / , \ 05). ; / , \ 10). ; / , \ 15). ; / , \ 20). ; / , \ II. Phần tự luận: (7 điểm) Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn ức Trai trong bài thơ “Cảnh ngày hè”./. Họ tên:………………………………………lớp:…………………………. Không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!. Người ra đề Mr. Doan
File đính kèm:
- De k tra HK I 20082009 30 trac nghiem.doc