Đề kiểm tra học kì I năm học 2008 - 2009 môn: Vật lí 6 - Trường THCS xã Đầm Hà

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2008 - 2009 môn: Vật lí 6 - Trường THCS xã Đầm Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gD&ĐT đầm hà
Trường THCS xã đầm hà
đề kiểm tra + đáp án biểu điểm
học kì I năm học 2008-2009
Môn: Vật Lí 6
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1. Em hiểu các con số sau như thế nào?
a). Cột mốc trên đường quốc lộ, địa phận huyện Đầm Hà có ghi “ Hạ Long 110 km ”.
b). Khối lượng riêng của nước là 1 000kg/m3.
Câu 2. Một khối nguyên chất có thể tích 300cm3, nặng 810g. Khối đó là chất gì? 
Cho biết khối lượng riêng của: Chì là 11 300kg/m3; Sắt là 7 800kg/m3; Nhôm là 2 700kg/m3; Đá là 2 600kg/m3.
Câu 3. Tại sao đường ô tô khi qua đèo thường là đường ngoằn nghoèo rất dài? 
Câu 4: Nêu một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm cho vật bị biến dạng?
Câu 5: Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của các hòn bi bằng thủy tinh?
Đáp án – Biểu điểm
Môn: Vật lí 6 
Năm học: 2008 – 2009
Câu 1. (2 điểm)
a). ... độ dài đoạn đường từ Đầm Hà đến Hạ Long là 110km.
1đ
b). ... cứ 1m3 nước cho ta 1 000kg nước nguyên chất.
1đ
Câu 2. (3 điểm)
Tóm tắt:
V = 300cm3
m = 810g
D = ?
0,5đ
 Đổi: V = 300cm3 = 0,0003m3
 m = 810g = 0,81kg
0,5đ
 Từ công thức: m = D . V
 ị D = m/ V 
 = 0,81/ 0,0003 = 2 700(kg/m3)
1đ
 Khối đó là chất Nhôm.
1đ
Câu 3. (1 điểm)
 Làm giảm độ dốc của đường.
1đ
Câu 4: (2 điểm)
Câu 5: (2 điểm)
Đo khối lượng của các hòn bi bằng cân (m)
Đo thể tích của các hòn bi bằng bình chia độ (v)
Tính tỉ số D = 
Phòng gD&ĐT đầm hà
Trường THCS xã đầm hà
đề kiểm tra + đáp án biểu điểm
học kì I năm học 2008-2009
Môn: Vật Lí 7
Thời gian làm bài 45 phút
Đề Bài:
Nêu ghi nhớ của bài độ to của âm.
Cho một mũi tên AB đặt vuông góc với mặt một gương phẳng.
Vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương phẳng.
Vẽ tia AI trên gương và tia phản xạ IR tương ứng.
 3.So sánh ảnh của vật tạo bởi ba loại gương
Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
4.Nếu em hát trong một phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn, tại sao.
Đáp án và biểu điểm
1. Nêu ghi nhớ của bài độ to của âm.
- Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (dB) (1 điểm)
2. Cho một mũi tên AB đặt vuông góc với mặt một gương phẳng.
- vẽ được ảnh A’B’ của AB. (1 điểm)
- Vẽ tia tới AI và tia phân xạ IR. (1 điểm)
Câu 
Đáp án
Biểu điểm
3
* giống nhau đều cho ảnh ảo
* Khác nhau: gương phẳng cho ảnh bằng vật, gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật, gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật
2
2
4
- Trong phòng rộng âm dội lại từ tường đến tai có thể đến sau âm phát ra nên ta có thể nghe thấy tiếng vang và âm nghe được không rõ.
- Trong phòng nhỏ âm dội lại từ tường đến tai gần như cùng một lúc với âm phát ra nên âm nghe được to và rõ hơn
1,5
1,5
Phòng gD&ĐT đầm hà
Trường THCS xã đầm hà
đề kiểm tra + đáp án biểu điểm
học kì I năm học 2008-2009
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1 :
 Điền từ thích hợp vào ô trống ( 2đ)
Khi vị trí của một vật . . . . . . . theo thời gian so với vật mốc, ta nói vật ấy đang . . . . . . . so với vật mốc ấy.
Khi vị trí cảu một vật không . . . . . . . . . theo thời gian so với vật mốc ta nói vật ấy đang . . . . . . . .so với vật mốc.
Câu 2: (4đ)
Một ôtô có công suất 50 kw
Tính công của xe thực hiện trong 2 giờ.
Biết xe chuyển động đều với vận tốc 36 km/h, tính độ lớn lực kéo động cơ ôtô. Tính lượng xăng tiêu thụ trên đoạn đường này biết rằng 1 kg cung cấp một năng lượng 4,6. 107 J và 40% năng lượng này dùng để biến thành công cơ học của xe.
Câu 3: (4đ)
Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển, áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2 một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m2.
A, Tàu đã nổi lên hay lặn xuống vì sao?
B, Tính độ sâu của tàu khi ở hai thời điểm trên cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3
đáp án và biểu điểm
Câu 1: Điền từ thích hợp vào ô trống ( 2 điểm )
a.Thay đổi ; chuyển động
b. Thay đổi ; đứng yên
Câu 2: (4 điểm) 
A = P.t = 3,6 . 108 J
S = v.t = 72000 m F = A : S = 5000 N
Vì xăng chỉ có 40% năng lượng biến thành công cơ học nên năng lượng toàn phần xăng phải cung cấp là
 A0 = 9. 108 J
Khối lượng xăng cần dùng : m = A0 :q = 9. 108 : 4,6.107 
 = 19,56kg
Câu 3: (4đ)
Tàu nổi lên vì áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm 
Độ sâu của tàu ngầm lúc đầu
Độ sâu của tàu ngầm lúc sau
Phòng gD&ĐT đầm hà
Trường THCS xã đầm hà
đề kiểm tra + đáp án biểu điểm
học kì I năm học 2008-2009
Môn: Vật Lí 9
Thời gian làm bài 45 phút
1) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên điện trở
R3 = 10 W ; 	R1 = 20 W; Am pe kế
A1 chỉ 1,5A. Am pe kế, A2 chỉ 1,0A các dây nối 
và am pe kế có điện trở không đáng kể. Tính:
a) Điện trở R2 và điện trở tương đương của toàn
mạch.
b) Hiệu điện thế U của nguồn.
2) Hình bên cho biết chiều của 1 đường sức từ. Em hãy 
vẽ hình đó vào bài làm và chỉ rõ chiều dòng điện trong dây dẫn
(dùng ký hiệu chiều mũi tên)
3) Một đoạn mạch gồm 3 điện trở R1 = 3, R2 = 5, R3 = 7 được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện trở giữa hai đầu đoạn mạch này là U = 6V
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này?
b) Tính hiệu điện thế U3 giữa hai đầu điện trở R3?
Đáp án – Biểu điểm
1. (4 điểm)
Tóm tắt : R3 = 10 W.
R1 = 20 W
I1 = 1,5 A
I2 = 1 A
a) R2 = ?; 	R = ?
b) U = ?
Giải:
Phân tích mạch: R3 nt (R1//R2). 
a) 	+) U1 = U2 mà U1 = I1 . R1 = 1,5 . 20 = 30 (V)
	+) U2 = I2 . R2 => R2 = 
+) Điện trở tương đương của R1 và R2 là:
=> R = R3 + R1, 2 = 10 + 12 = 22 (W) 
b)	I = I3 = I1 + I2 = 1,5 + 1,0 = 2,5 (A)
=> U = I . R = 2,5 . 22 = 55 (V) 
2. (2 điểm)
3. (4 điểm)
Tóm tắt bài toán:
R1 = 3, R2 = 5, R3 = 7 
Tính: a) Rtđ = ?
b) U3 = ?
Bài giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtđ = R1 + R2 + R3 = 3 + 5 + 7 = 15.
 b) Cường độ dòng điện mạch chính là:
I = 
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
U3 = I.R3 = 0,4.7 = 2,8 (V).

File đính kèm:

  • docDe KTDA HKI vat ly 6(2).doc
Đề thi liên quan