Đề kiểm tra học kì I năm học : 2009-2010 môn : ngữ văn lớp 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học : 2009-2010 môn : ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm Học : 2009-2010
	 	 Môn : Ngữ văn lớp 6
 Thời gian : 90 phút

I.TRẮC NGHIỆM :( 3 điểm ) Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm.
Câu 1 : Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
Người thông minh
Nhân vật dũng sĩ
Người mang lốt vật
Người bất hạnh
Câu 2 : Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích có mấy nhân vật?
Hai nhân vật
Ba nhân vật
Bốn nhân vật
Năm nhân vật
Câu 3 : Nhân vật “ Mã Lương” có trong truyện nào?
Truyện Sọ Dừa
Truyện Em bé thông mimh
Truyện Sự tích Hồ Gươm
Truyện Cây bút thần
Câu 4 : Văn bản: “Em bé thông minh” thuộc thể loại nào?
Ngụ ngôn
Truyện cười
Truyền thuyetá
Cổ tích
Câu 5 : “ Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
 Nhổ bụi tre làng đuổi giặc ân”
 (Tố Hữu)
Tác giả nhắc đến nhân vật 
A. Lê Lợi
B. Sơn T inh
C. Thánh Gióng
D. Bà Triệu
Câu 6:Dòng nào nêu không đúng định nghĩa truyện truyền thuyết ?
Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
Thể hiện thái độ,cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Câu 7: Ý nghĩa của thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng” là:
Phê phán người hiểu biết hạn hẹp, kiêu ngạo, chủ quan.
Phê phán người hiểu biết hạn hẹp, kiêu ngạo, khoe của
Phê phán người hiểu biết han hẹp, kiêu ngạo, tin người.
Câu A, B đúng.
Câu 8 : Văn bản nào có chủ đề thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt?
Thánh Gióng
Em bé thông minh
Con Rồng cháu Tiên
Thạch Sanh
Câu 9 : Nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản “ Thầy bói xem voi” là:
Ngắn gọn, nói trực tiếp chuyện con người.
Cách kể chuyện xen biểu cảm.
Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật.
Nghệ thuật tả cảnh.
Câu 10 : Những hành động nào không phải của Thạch Sanh?
Thi đỗ trạng nguyên, cưới công chúa.
Diệt chằn tinh.
Giết đại bàng.
Cứu con vua thuỷ tề.
Câu 11 : Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống cho phù hợp:
 …………………..: học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng.
Học hành
Học hỏi
Học tập
Học lõm
Câu 12 : Chọn câu có cách viết đúng nhất.
Chúng em đi thăm quan.
Chúng em đi thâm quan.
Chúng em đi tham quan.
Chúng em đi tham hoang.
II.TỰ LUẬN : ( 7 điểm)
 Hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời văn của em.




HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6
TRẮC NGHIỆM:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
B
D
D
C
A
A
C
A
A
C
C


II. TỰ LUẬN:
 1. Yêu cầu chung:
 HS nắm vững phương pháp làm bài văn tự sư. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo kể bằng lời văn của mình với các ý sau:
	-Việc vua Hùng thứ 18 kén rể.
	-Việc cầu hôn của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
	-Tài của hai vị thần.
	-Cuộc giao tranh giữa hai vị thần.
	-Sự trả thù hằng năm về sau của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
 3. Tiêu chuẩn cho điểm:
 Điểm 6- 7: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt có một vài sai sót nhỏ.
 Điểm 4 – 5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 4 -5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
 Điểm 2 -3 :Đáp ứng ½ nhu cầu trên, có bố cục, diễn đạt tạm, có thể mắc 6 – 7 lỗi dùng từ đặt câu.
 Điểm 1 – 0: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp, hoặc lạc đề.


File đính kèm:

  • docDE THI DE NGHI HKI 0910 VAN65.doc
Đề thi liên quan