Đề kiểm tra học kì I năm học 2009 – 2010 môn : ngũ văn lớp 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2009 – 2010 môn : ngũ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC kì I
 Năm học 2009 – 2010


	 
Môn : Ngũ văn lớp 6
(Thời gian làm bài : 90 phút (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
	(§Ò gåm cã 2 trang)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm: 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất:
 “ Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
 (Trích Thạch Sanh, ngữ văn 6 tập 1)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
 2. Từ nào là từ Hán việt?
 A. Lưỡi búa B. Gia tài C. Khôn lớn D. Gốc đa
 3. Từ nào dưới đây có thể thay thế thích hợp nhất cho từ “gia tài” trong đoạn trên?
 A. Gia sản B. Của cải C. Tài sản D. Vật chất
 4. Từ nào sau đây là từ láy ?
 A. Thiên thần B. Thần thông C. Thạch Sanh D. Lủi thủi
 5. Đoạn văn trên sử dụng mấy lượt danh từ riêng ?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
 6. Trong cụm danh từ « mọi phép thần thông » từ nào là trung tâm ?
 A. Thần thông B. Phép C. Mọi D. Thần
 7. Nghĩa đúng nhất của từ «  lủi thủi » trong đoạn văn trên là gì ?
 A. Chỉ có một mình B. Đói nghèo, khổ sở, đáng thương
 C. Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương D. Vất vả, lam lũ, cực nhọc
 8. Văn bản «  Thạch Sanh » thuộc thể loại truyện dân gian nào ?
 A. Truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
 9. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nghệ thuật của văn bản « Thạch Sanh »
 A. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kỳ độc đáo và giàu ý nghĩa
 B. Truyện có nhiều yếu tố gây cười
 C. Truyện chứa đựng yếu tố lịch sử
 D. Truyện có sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện
 10. Trong đoạn văn trên, nhân vật Thạch Sanh được giới thiệu như thế nào ?
 A. Gia đình nghèo khổ B. Cậu bé mồ côi, cô đơn
 C. Nghèo khổ, có tài năng D. Con trai Ngọc Hoàng
 11. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào ?
 A. Người mang lốt vật B. Thông minh
 C. Có tài năng kỳ lạ D. Người dũng sỹ
 12. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ?
 A. Bóng gió, khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống
 B. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí
 C. Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng
 D. Tạo nên tiếng cười chế giễu phê phán
PHẦN II : TỰ LUẬN ( 7 điểm )
 Kể lại câu chuyện «  Sự tích Hồ Gươm » với ngôi kể là Lê Lợi




































HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN LỚP 6

Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B
A
D
C
B
C
B
A
B
D
A

Phần II : Tự luận ( 7 điểm )
Yêu cầu cần đạt :
Thể loại : Văn tự sự
Về nội dung : nhập vai nhân vật Lê Lợi để kể lại câu chuyện một cách hợp lý. Các sự việc trong bài văn được kể lai sáng tạo, bảo đảm theo cốt truyện của văn bản
Về hình thức : 
Bố cục 3 phần rõ ràng
Nhập vai một cách tự nhiên, xưng hô một cách hợp lý ( có thể là « ta » ... )
Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, chân thực
Bài viết mạch lạc, trình bày sạch sẽ
Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi ngữ văn thông thường
Biểu điểm :
 Điểm 6-7 : đáp ứng tất cả 2 yêu cầu nội dung, hình thức
 Điểm 4-5 : đáp ứng cơ bản những yêu cầu về nội dung, hình thức. Có thể có sai sót nhỏ về diễn đạt nhưng nhất thiết phải đảm bảo những nội dung theo yêu cầu trên.
 Điểm 3 : đáp ứng được khoảng 2/3 yêu cầu. Có thể hạn chế về diễn đạt nhưng vẫn phải giải quyết tốt phương thức tự sự.
 Điểm 2 : chưa đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày. Tuy vậy bài viết vẫn phải có ý của bài tự sự.
 Điểm 1 : bài viết yếu, sắp sếp ý lộn xộn, diễn đạt hạn chế.
 Điểm 0 : bỏ giấy trắng, viết lung tung không có ý
 
 
 

 

File đính kèm:

  • docKTHKI VAN.doc
Đề thi liên quan