Đề kiểm tra học kì I – Năm học: 2009 - 2010 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Mỹ Thọ

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I – Năm học: 2009 - 2010 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Mỹ Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2009-2010
TRƯỜNG THCS MỸ THỌ	MÔN SINH HỌC LỚP 7
	 Thời gian làm bài 45 phút (Không kể phát đề)
----------------------------------------------------------------------------------
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
	1. Cách tự vệ của ốc sên?
	a. Co rút cơ thể vào trong vỏ	b. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù
	c. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được	d. Cả a, b và c đúng.
	2. Cách tính tuổi của trai?
	a. Căn cứ vào độ lớn của thân trai	b. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai
	c. Căn cứ vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai	d. Cả a, b và c đều sai
	3. Phần đầu – ngực tôm có chức năng gì?
	a. Bắt mồi và bò	b. Định hướng và phát hiện mồi
	c. Giữ và xử lí mồi	d. Cả a, b và c đúng
	4. Tập tính bắt mồi của nhện như thế nào?
	a. Rình mồi	b. Đuổi bắt	c. Chăng tơ	d. Săn tìm.
	5. Râu của châu chấu có chức năng gì?
	a. Cơ quan xúc giác	b. Cơ quan khứu giác	
	c. Cơ quan thính giác	d. Cả a và b.
	6. Dạng hệ thần kinh nào thuộc hệ thần kinh của châu chấu?
	a. Dạng chuỗi hạch	 b. Dạng lưới c. Tế bào rải rác	 d. Cả a, b và c đúng.
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy tìm các từ (cụm từ) phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3để hoàn chỉnh các câu sau:
	Giun đũa, giun kim, giun móc câuthuộc ngành.(1)có các đặc điểm chung như cơ thể(2).thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể(3), cơ quan tiêu hóa bắt đầu.(4).và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn số loài giun tròn sống(5)Một số nhỏ sống.(6)
Câu 3: (2,0 điểm) Hãy lựa chọn các cụm từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực đủ các chức năng sống của cơ thể.
2. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với hai lớp tế bào.
3. Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4. Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có vỏ đá vôi.
5 Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt.
a. Ngành chân khớp
b. Các ngành giun
c. Ngành ruột khoang
d. Ngành thân mềm
e. Ngành động vật nguyên sinh.
1+
2+
3+
4+
5+
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 4: (1,5 điểm) Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm.
Câu 5: (2,0 điểm) Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống. (Cho ví dụ)
Câu 6: (1,5 điểm) Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: Tập tính và môi trường sống?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ	 HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THCS MỸ THỌ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2009-2010
	 MÔN SINH HỌC LỚP 7
----------------------------------------------------------------------------
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm
	1.a,	 2.c,	 3. d,	 4.c,	 5.d, 	 6. a
Câu 2: (1,5 điểm) Điền đúng một từ (cụm từ) được 0,25 điểm.
	1. giun tròn;	2. hình trụ;	3. chưa chính thức;	4. từ miệng;	5. kí sinh	6. tự do.
Câu 3: (2,0 điểm) Lựa chọn đúng một cụm từ được 0,4 điểm.
	1+e;	2+c;	3+b;	4+d;	5+a
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 4: (1,5 điểm) Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
Thân mềm, không phân đốt;
Có vỏ đá vôi;
Có khoang áo;
Hệ tiêu hóa phân hóa;
Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Câu 5: (2,0 điểm) Vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống:
	* Ích lợi: (1,0 điểm)
	- Cung cấp thực phẩm cho con người. VD: tôm, cua.
	- Là thức ăn của động vật khác. VD: rận nước
	- Làm thuốc chữa bệnh. VD: ong.
	- Thụ phấn cho thực vật. VD: ong
	- Làm sạch môi trường. VD: bọ hung
	* Tác hại: (1,0 điểm)
	- Hại thực vật. VD: châu chấu
	- Hại nông nghiệp. VD: châu chấu.
	- Là vật trung gian truyền bệnh.VD: ruồi
	- Hại đồ gỗ, tàu thuyền.VD: mọt
Câu 6: (1,5 điểm) Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống, biểu hiện:
Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, trong đất là chân đào bới(0,5 điểm)
Phần phụ miệng cũng thích nghi với cac thức ăn lỏng, rắnkhác nhau.( 0,5 điểm)
Hệ thần kinh (đặc biệt là não) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính ở sâu bọ. (0,5 điểm).
---------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI I SNH 7.doc
Đề thi liên quan