Đề kiểm tra học kì I năm học: 2009 – 2010 môn thi: Vật lí 6 - Đề số 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học: 2009 – 2010 môn thi: Vật lí 6 - Đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD ĐT huyện Gia Lâm Trường THCS Đình xuyên Họ và tên: .. Lớp: .. đề kiểm tra học kì I Năm học: 2009 – 2010 MOÂN THI: Vật lí 6 - Đề số 2 Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề). I. Bài tập trắc nghiệm. ( 3 điểm) Câu 1: Để đo thể tích một lượng chất lỏng ước chừng khoảng 120 cm3, có thể dùng bình đo thể tích nào sau đây là hợp lý nhất? A. Bình có GHĐ 1 lít, ĐCNN là 1 mm3 B. Bình có GHĐ 150 cm3, ĐCNN là 1 mm3 C. Bình có GHĐ 1,5 lít, ĐCNN là 1 mm3 D. Bình có GHĐ 200 cm3, ĐCNN là 1 mm3 Câu 2: Muốn đo chiều dài 1 cái bút chì, em sẽ dùng thước nào? A. Thước gỗ có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm. B. Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm. C. Thước cuộn có GHĐ 150 cm và ĐCNN 5cm. D. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. Câu 3: Khi nén quả bóng thì lực của tay ta đã làm cho quả bóng: A. chỉ biến dạng B. chỉ biến đổi chuyển động C. vừa thay đổi chuyển động vừa bị biến dạng D. không có hiện tượng nào xẩy ra. Câu 4: Cái bàn đứng yên trên nền nhà vì? A. chịu tác dụng của trong lực B. chịu tác dụng của mặt đất C. không chịu tác dụngcủa lực nào. D. chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Câu 5: Nối một mệnh đề thích hợp ở cột A với một mệnh đề thích hợp ở cột B 1. Để đo khối lượng của một gói hàng 2. Để đo trọng lượng riêng của nước 3. Để đo lực kéo của tay 4. Để đo khối lượng riêng của các quả cân. A. ta cần sử dụng một cái cân. B. ta cần sử dụng một cái lực kế. C. ta cần sử dụng một cái cân và một cái bình chia độ. D. ta cần sử dụng một cái lực kế và một cái bình chia độ. Câu 6 : Chọn các giá trị thích hợp điền vào chỗ trống. (800kg/m3; 1000kg/m3; 7800kg/m3;11300kg/m3) A. Khối lượng riêng của chì là .. Khối lượng riêng của dầu ăn là . Khối lượng riêng của nước là Khối lượng riêng của sắt là ... II. Bài tập tự luận. ( 7 điểm) 1. Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống: ( 2 Đ) a. 4780mm = .m b. 0,32m3 = .cm3 c. 2900g = kg d. P = 79N đ m = .. kg 2. Lần lượt treo vào cùng một lò xo các vật có khối lượng sau: m1 = 3kg ; m2 = 0,5kg ; m3 = 0,9kg ; m4 = 1,8kg . Em hãy cho biết trường hợp nào độ biến dạng của lò xo là lớn nhất, nhỏ nhất? Giải thích. ( 2 đ) 3. Hãy tính khối lượng của gỗ trên 3 xe chở gỗ biết mỗi xe chứa 5m3 gỗ và khối lượng riêng của gỗ là 800kg/m3( 2 đ) 4. Vật a và vật b có cùng khối lượng, biết thể tích của vật b lớn gấp 5 lần thể tích của vật a. Hỏi khối lượng riêng của vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? Chúc các em làm bài thật tốt Phòng GD ĐT huyện Gia Lâm Trường THCS Đình xuyên Họ và tên: .. Lớp: .. đề kiểm tra học kì i Năm học 2009 – 2010 môn thi : vật lí 6 - Đề số 1 Thời gian: 45’ không kể phát đề. I. Bài tập trắc nghiệm. ( 3 điểm) Câu 1: Để đo thể tích một lượng chất lỏng ước chừng khoảng 80 cm3, có thể dùng bình đo thể tích nào sau đây là hợp lý nhất? A. Bình có GHĐ 100 cm3, ĐCNN là 1 mm3 B. Bình có GHĐ 10 cm3, ĐCNN là 1 mm3 C. Bình có GHĐ 1,5 lít, ĐCNN là 1 mm3 D. Bình có GHĐ 8 lít, ĐCNN là 1 mm3 Câu 2: Muốn đo vải để may 1 bộ quần áo ngủ em sẽ dùng thước nào? A. Thước gỗ có GHĐ 50cm và ĐCNN 0,5cm. B. Thước dây có GHĐ 2m và ĐCNN 5cm. C. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. D. Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 0,5cm. Câu 3: Khi đá quả bóng thì lực của bàn chân ta đã làm cho quả bóng: A. Chỉ biến dạng B. Chỉ biến đổi chuyển động C. Vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng D. không có hiện tượng nào xẩy ra. Câu 4: Bóng đèn treo trên trần nhà đứng yên vì: A. Không chịu tác dụng của vật nào. B. Chịu tác dụng của lực kéo của sợi dây. B. Chịu tác dụng của trọng lực D. chịu tác dụng của 2 lực cân bằng Câu 5: Nối một mệnh đề thích hợp ở cột A với một mệnh đề thích hợp ở cột B 1. Để đo trọng lượng riêng của dầu 2. Để đo khối lượng của một túi đường 3. Để đo khối lượng riêng của các hòn bi sắt 4. Để đo lực kéo của tay A. ta cần sử dụng một cái cân. B. ta cần sử dụng một cái lực kế. C. ta cần sử dụng một cái cân và một cái bình chia độ. D. ta cần sử dụng một cái lực kế và một cái bình chia độ. Câu 6 : Chọn các giá trị thích hợp điền vào chỗ trống. (1000kg/m3; 2600kg/m3; 8900kg/m3;11300kg/m3) A. Khối lượng riêng của chì là . Khối lượng riêng của đá là . Khối lượng riêng của nước là . Khối lượng riêng của đồng là . II. Bài tập tự luận. ( 7 điểm) 1. Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống: ( 2 Đ) a. 340mm = .m b. 1dm3 = .m3 c. 4,2kg = g d. m = 860g đ P = .. N 2. Lần lượt treo vào cùng một lò xo các vật có khối lượng sau: m1 = 1kg ; m2 = 1,5kg ; m3 = 0,8kg ; m4 = 1,2kg . Em hãy cho biết trường hợp nào độ biến dạng của lò xo là lớn nhất, nhỏ nhất? Giải thích. ( 2 đ) 3. Hãy tính khối lượng của đá trên 3 xe chở đá biết mỗi xe chứa 4m3 đá và khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3( 2 đ) 4. Vật a và vật b có cùng khối lượng, biết thể tích của vật a lớn gấp 3 lần thể tích của vật b. Hỏi khối lượng riêng của vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? ( 1 đ) Chúc các em làm bài thật tốt Phòng GD ĐT huyện Gia Lâm Trường THCS Đình xuyên Đáp án biểu điểm chấm thi học kì I Môn Vật lí 6 Đề số Ii I. Bài tập trắc ngiệm. 1. B (0,25đ) 2. B (0,25đ) 3. A (0,25 đ) 4. D (0,25 đ) 5. ( 1 đ): 1 –A 2 – D 3 –B 4 –C 6. ( 1 đ ) A. 11300kg/m3 B. 800kg/m3 C. 1000kg/m3 D. 7800kg/m3 II. Bài tập tự luận. 1. a) 4,78 (0,25đ) b) 320 000 (0,25đ) c) 2,9(0,25đ) d) 7,9(0,25đ) 2. Độ biến dạng của lò xo lớn nhất khi treo vật có khối lượng 3kg. ( 0,75 đ) Độ biến dạng của lò xo nhỏ nhất khi treo vật có khối lượng 0,5kg. ( 0,75 đ) GT: Do vật có m càng lớn thì có P càng lớn nên lực đàn hồi sinh ra càng lớn do đó độ biến dạng càng lớn. ( 0,5 đ) 3. Khối lượng riêng của vật b lớn hơn 5 lần. ( 0,5 đ) GT: Do D = m/V , mà hai vật có khối lượng bằng nhau nên vật có thể tích càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ. ( 0,5 đ) Phòng GD ĐT huyện Gia Lâm Trường THCS Đình xuyên Đáp án biểu điểm chấm thi học kì I Môn Vật lí 6 Đề chẵn I. Bài tập trắc ngiệm. 1. A(0,25đ) 2. C (0,25đ) 3. C (0,25 đ) 4. D (0,25 đ) 5. ( 1 đ): 1– D 2 – A 3– C 4 –B 6. ( 1 đ );;; A. 11300kg/m3 B. 2600kg/m3 C. 1000kg/m3 D.8900kg/m3 II. Bài tập tự luận. 1. a) 0,34 (0,25đ) b) 0,001 (0,25đ) c) 4200(0,25đ) d) 8,6(0,25đ) 2. Độ biến dạng của lò xo lớn nhất khi treo vật có khối lượng 1,5kg. ( 0,75 đ) Độ biến dạng của lò xo nhỏ nhất khi treo vật có khối lượng 0,8kg. ( 0,75 đ) GT: Do vật có m càng lớn thì có P càng lớn nên lực đàn hồi sinh ra càng lớn do đó độ biến dạng càng lớn. ( 0,5 đ) 3. Khối lượng riêng của vật b lớn hơn 3 lần. ( 0,5 đ) GT: Do D = m/V , mà hai vật có khối lượng bằng nhau nên vật có thể tích càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ. ( 0,5 đ)
File đính kèm:
- De thi HKI co dap an.doc