Đề kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: ngữ văn – lớp 7

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2010 - 2011 môn: ngữ văn – lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC Kè I NĂM HỌC 2010 - 2011
HUYỆN THANH OAI
Mụn: Ngữ văn – Lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phỳt

(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1( 4 đ):
Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:
“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dỗu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại đật bỏ đi nơi khác”.
1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
2) Tại sao tác giả lại để ông Hai nói “sai sự mục đích”?
3) Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói nào?
4) Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.
Câu 2 ( 6 đ) :
Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu một khổ thơ trong một tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
“Trăng cứ trong vành vạnh”
1.Em hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. 
2.Hình ảnh bao trùm trong bài thơ ( có khổ thơ em vừa chép) là hình ảnh nào? Hãy nêu những tầng ý nghĩa của hình ảnh đó?
3. Hãy viết một đoạn văn trình bày theo cách Tổng hợp – phân tích- tổng hợp có độ dài khoảng 10-12 câu, trong đó có sử dụng một câu cảm thán phân tích khổ thơ em vừa chép để làm rõ nội dung : Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm ( Gạch chân dưới câu cảm thán đó).











































PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC Kè 1
HUYỆN THANH OAI
Mụn: Ngữ văn - Lớp 9



Câu 1.(4 đ):
1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm “Làng” ( 0,25đ).
Tác giả là Kim Lân. ( 0,25đ)
Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Làng được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948( 0,5đ).
2) Sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục kích” (nhìn thấy rõ ràng, tận mắt). Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từ không chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc sắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động( 1đ).
3) Nói ”Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hoán dụ - lấy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu( 0,5đ).
4) Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời. Vậy mà ông Hai sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin ”Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như khoe về một chiến công. Hành động này không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực. Cái sự việc phũ phàng kia là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Dường như ông coi đó là một đóng góp cho kháng chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia chẳng thấm vào đâu. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng Chợ Dầu, cái làng xứng đáng với tình yêu, niềm tự hào trong ông. Tài sản riêng bị phá huỷ nhưng danh dự của làng được bảo toàn. Làng Chợ Dầu vẫn là làng anh dũng kháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thần yêu nước và cách mạng của người dân VN trong kháng chiến ( 1,5đ).
Câu 2 (6đ)
1. Chép chính xác khổ thơ cuối trong bài thơ ánh trăng ( 0,5 đ)
2. Hình ảnh bao trùm trong bài thơ là hình ảnh vầng trăng ( 0,5đ)
 - Vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng ( 1 đ) :
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ rồi đến thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
+ ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
3. Viết đoạn văn(4đ) . 
	Cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Về hình thức ( 2đ): 
Trình bày đúng cách viết đoạn văn( 0,5 đ)
Đoạn văn được viết theo cách tổng hợp- phân tích – tổng hợp ( 1 đ) 
Sử dụng câu cảm thán và gạch chân dưới câu cảm thán ( 0,5đ)
+ Về nội dung( 2đ) : Đảm bào các ý cơ bản sau : 
- Trăng đã trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi. “ Trăng tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người đổi thay " vô tình”
- ánh trăng còn được nhân hoá “ im phăng phắc” gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thuỷ chung nghĩa tình.
- Sự im lặng ấy làm nhà thơ “ giật mình” thức tình, cái “ giật mình của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng , nó thể hiện sự suy nghĩ trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn.
- Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ành day dứt.
- Qua đó Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí ân nghĩa thuỷ chung.

- Hết -

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ki I lop 9 mon ngu van.doc