Đê kiểm tra học kì I- Năm học 2010- 2011 môn : sinh học - lớp 9 thời gian làm bài : 45 phút

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đê kiểm tra học kì I- Năm học 2010- 2011 môn : sinh học - lớp 9 thời gian làm bài : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KRÔNGPĂC ĐÊ KIỂM TRA HỌC KÌ I- Năm Học 2010- 2011
TRƯỜNG THCS EA YÔNG Môn : Sinh Học - Lớp 9
 Thời gian làm bài : 45 phút
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm): Chọn phương án trả đúng nhất rồi ghi vào bài làm trong các câu sau:
 Câu 1: Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào?
a) Điều kiện sống b) Kiểu gen trong giao tử.
c) Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường d) Cả b và c.
Câu 2: Biến dị nào trong các biến dị sau đây không di truyền được?
a) Thường biến b) Biến dị tổ hợp
c) Đột biến gen d) Đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 3: Ở người và động vật có vú, yếu tố nào quy định tỉ lệ đực cái là 1 : 1?
a) Trong loài các cá thể đực và cá thể cái nói chung bằng nhau.
b) Số giao tử đực mang NST X tương đương số giao tử đực mang NST Y.
c) Số giao tử đực và số giao tử cái được sinh ra xấp xĩ bằng nhau.
d) Cả a và c.
Câu 4: Người bị mắc bệnh Đao là do:
a) Thiếu 1 NST ở cặp NST giới tính b) Thừa 1 NST ở cặp NST giới tính 
c) Thiếu 1 NST ở cặp NST 21 d) Thừa 1 NST ở cặp NST 21.
Câu 5: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
a) Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
b) Các tế bào con giống tế bào mẹ.
c) Đảm bảo cho 2 tế bào con giống tế bào mẹ, đều có bộ NST lưỡng bội (2n).
d) Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 6: Bệnh ung thư máu ở người là do:
a) Thêm 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 b) Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21
c) Thêm 1 NST ở cặp 21 d) Mất 1 NST ở cặp 21.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1(3 điểm): Mô tả cấu trúc không gian của ADN?. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung(NTBS) được thể hiện ở những đặc điểm nào?. Tại sao chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng lại tạo ra được vô số phân tử ADN khác nhau?.
Câu 2(4 điểm): Ở cà chua, khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ. Cho các cây F1 thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 75% cây quả dỏ : 25% cây quả vàng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Xác định cây quả đỏ thuần chủng ở F2 bằng cách nào? Viết sơ đồ lai minh hoạ?
 (Hết).
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN: SINH - 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm): 
Câu 1: c. Câu 2: a. Câu 3: b. Câu 4: d. Câu 5: c. Câu 6: b. 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): 
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN (1 điểm):
+ ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều.
+ Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A- T, G- X.
+ Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, kích thước 34 A0, đường kính 20A0.
- Hệ quả của NTBS :(1 điểm)
+ Biết trình tự nu trên 1 mạch à mạch kia.
+ số lượng: A = T, G = X à A + G = T + X.
- Từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X chúng liên kết với nhau theo nhiều cách khác nhau nên tạo ra vô số phân tử ADN khác nhau (1 điểm). 
Câu 2(4 điểm):
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2: (2 điểm)
F2 có tỉ lệ kiểu hình là : 75% quả đỏ: 25% quả vàng ~ 3 quả đỏ: 1 quả vàng
à Đây là kết quả của quy luật phân li à Qủa đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng.
Quy ước gen: gọi gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng
Sơ đồ lai từ P đến F2:
P: quả đỏ x quả vàng
 AA aa
GP: A a
F1: Aa (quả đỏ)
F1 x F1: Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
GF1: A, a A, a
F2: 1AA : 2Aa : 1 aa
kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng
b) Muốn xác định được cây quả đỏ thuần chủng ở F2 ta thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là cho cây quả đỏ ở F2 lai với cây quả vàng. nếu kết quả là đồng tính về quả đỏ thì chứng tỏ đó là cây quả đỏ thuần chủng (AA).
Sơ đồ: F2 : Qủa đỏ (AA) x quả vàng(aa)
 FB: Aa (quả đỏ)
PHÒNG GD & ĐT KRÔNGPĂC ĐÊ KIỂM TRA HỌC KÌ I- Năm Học 2010- 2011
TRƯỜNG THCS EA YÔNG Môn : Sinh Học - Lớp 8
 Thời gian làm bài : 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm): Chọn phương án trả đúng nhất rồi ghi vào bài làm trong các câu sau:
Câu 1: Trong tế bào, các bào quan ở đâu ?
a) Trong tế bào chất b) Trong nhân 
c) Trên màng tế bào d) Cả b và c.
câu 2: Nguyên nhân của mỏi cơ là gì ?
a) Cung cấp quá nhiều ôxi b) Cung cấp thiếu ôxi
c) Do thải ra nhiều khí CO2 d) Cả a và b.
câu 3: Gặp người bị tai nạn gãy xương phải làm gì?
a) Nắn lại ngay chổ xương bị gãy b) Chở ngay đến bệnh viện
c) Đặt nạn nhân nằm yên d) Tiến hành sơ cứu.
Câu 4 : Trong máu, loại tế bào nào bé nhất ?
a) Bạch cầu b) Tiểu cầu
c) Hồng cầu d) Cả a và c.
câu 5 : Bạch cầu bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế nào ? 
a) Thực bào b) Tiết kháng thể.
c) Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh d) Cả a, b và c.
Câu 6: Chức năng của hai lá phổi là gì ?
a) Lấy ôxi từ không khí cho tế bào thực hiện trao đổi chất.
b) Giúp cơ thể thải khí CO2 ra ngoài.
c) Giúp phổi điều hòa không khí.
d) Cả a và b.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào ?
Câu 2 : (2,5 điểm): Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là những chất nào?
Câu 3: (2,5 điểm): Trình bày trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong ?. Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất ở tế bào?
(Hết)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Môn: Sinh Học –Lớp 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm): 
Câu 1: a Câu 2:c Câu 3:d Câu 4: b Câu 5: d Câu 6: d 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): - Trao đổi khí ở phổi gồm : sự khuêch tán của ôxi từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí qua phế nang. (1 điểm)
- Trao đổi khí ở tế bào gồm: sự khuêch tán của ôxi từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu. 
(1 điểm)
Câu 2 : (2,5 điểm): Những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm:
Đường đơn (là sản phẩm biến đổi từ tinh bột và đường đôi) : 0,5 điểm.
Axit amin (là sản phẩm của prôtêin) : 0,5 điểm
Nuclêôtit (là sản phẩm của axit nuclêôtit): 0,5 điểm.
Axit béo và glyxêrin (là sản phẩm của lipit): 0,5 điểm.
Vitamin và muối khoáng : 0,5 điểm.
Câu 3: (2,5 điểm): 
Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong thể hiện: Các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu, nước mô được tế bào sử dụng cho hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong và đưa tới các cơ quan bài tiết và thải ra ngoài.(1,5 điểm)
Vai trò của hệ tuần hoàn: Máu nhận chất dinh dưỡng từ ruột non đến các tế bào; nhận các chất thải từ tế bào và thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết (phổi, thận, da,…): 1 điểm
PHÒNG GD & ĐT KRÔNGPĂC ĐÊ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm Học 2010 - 2011
TRƯỜNG THCS EA YÔNG Môn : Sinh Học - Lớp 7
 Thời gian làm bài : 45 phút
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm): 
Câu 1: (1 điểm): Chọn những phương án trả đúng rồi ghi vào bài làm trong các câu sau:
Động vật nguyên sinh có những đặc điểm: 
Cơ thể có cấu tạo phức tạp.
Cơ thể gồm một tế bào.
Sinh sản vô tính, hữu tính đơn giản.
Có cơ quan di chuyển chuyên hóa.
Tổng hợp được chất hữu cơ nuôi cơ thể.
Sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.
Di chuyển nhờ roi, lông bơi hay chân giả.
Câu 2: (1 điểm): Hãy chọn các cụm từ thích hợp sau: ba, đá vôi, sừng, xà cừ, đá vôi điền vào chổ trống thay cho các số: (Ví dụ : 1- ba).
 Vỏ thân mềm cấu tạo bằng (1)………gồm (2)………lớp: ngoài là lớp (3)………, trong là lớp (4)………, giữa là lớp (5)………..Ngọc trai hình thành trong lớp (6)………..
Câu 3: (1 điểm): Kết thông tin ở cột A tương ứng với cột B sao cho phù hợp về kiểu di chuyển của các đại diện thuộc ngành Ruột khoang: (Ví dụ: 1 - a).
A
B
Trả lời
Thủy tức
Sứa
San hô
Lộn đầu.
Co bóp dù.
Sâu đo.
Không di chuyển.
1…….
2. ……
3. ……
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.
Câu 2: (2,5 điểm): 
a) Em hãy kể tên các lớp đã học trong ngành Chân khớp. Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
b) Trong số các lớp của ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất? Cho ví dụ.
Câu 3: (2 điểm): Em hãy cho biết: Giun sán kí sinh có tác hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Em phải làm gì để phòng chống bệnh giun sán ?
(Hết)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Môn: Sinh Học – Lớp7
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm): 
Câu 1: (1 điểm): b, c, g, h. (Mỗi ý đúng 0,25 điểm).
Câu 2: (1 điểm): 1 – đá vôi. 2 – ba. 3 – sừng.
 4 – xà cừ. 5 – đá vôi. 6 – xà cừ.
Câu 3: (1 điểm): 1 – a,c. 2 – b. 3 – d
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): 
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước:
Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân à giảm sức cản của nước.
Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước à màng mắt không bị khô.
Vảy có da bao bọc, trong da có tuyến nhầy à giảm ma sát giữa cá với môi trường nước.
Sự sắp xếp vảy trên thân khớp nhau như ngói lợp à giúp thân cử động dễ dàng theo chiều ngang.
Vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân à có vai trò như bơi chèo.
Câu 2: (2,5 điểm): 
Trong ngành Chân khớp đã học có 3 lớp : (0,5 điểm)
Lớp giáp xác
Lớp hình nhện.
Lớp sâu bọ.
Đặc điểm chung của ngành Chân khớp: (1 điểm)
Có vỏ kitin che chở và là chỗ bám cho hệ cơ.
Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
Trong số các lớp thuộc ngành Chân khớp, lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất: (1 điểm) 
Ví dụ: Tôm, tép, ruốc, cua, cua nhện, ghẹ, còng,…
Câu 3: (2 điểm):
Giun sán kí sinh có tác hại đối với sức khỏe con người :(1 điểm)
Tranh chấp chất dinh dưỡng của cơ thể, làm người gầy ốm, xanh xao.
Gây tổn thương lớn cho nội tạng, dễ gây nhiễm trùng và các tai biến như: tắc ruột, tắc ống mật, viêm gan, ..
Tiết chất độc, gây rối loạn các chức năng sinh lí.
Biện pháp phòng chống bệnh giun sán: (1 điểm)
Ăn chín, uống sôi.
Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
Tẩy giun định kì.
PHÒNG GD & ĐT KRÔNGPĂC ĐÊ KIỂM TRA HỌC KÌ I- Năm Học 2010- 2011
TRƯỜNG THCS EA YÔNG Môn : Sinh Học - Lớp 6
 Thời gian làm bài : 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm): Chọn phương án trả đúng nhất rồi ghi vào bài làm trong các câu sau:
Câu 1: Một tế bào ở mô phân sinh phân chia liên tiếp 2 lần, hỏi có tổng cộng bao nhiê tế bào con ?
a) 2 b) 3 c) 4 d) 5.
Câu 2: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
a) Củ nhanh bị hư hỏng b) Để cây ra hoa được.
c) Sau khi ra hoa chất lượng và khối lượng củ giảm d) Cả a, b, và c.
Câu 3: Củ khoai tây là biến dạng của 
a) Thân. b) Rễ c) Lá d) Qủa
Câu 4: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả ra khí gì ?
a) Khí Cácbonic b) Khí ôxi c) Khí Nitơ d) Khí Hiđrô.
Câu 5: Cách nhân giống nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất hiện nay là :
a) Giâm cành. b) Chiết cành 
c) ghép cây d) Nhân giống vô tính trong ống nghiệm .
Câu 6: Hoa bí đỏ thuộc nhóm hoa nào ?
a) Lưỡng tính b) Đơn tính.
c) Không có bộ phân sinh sản. d) Cả a, b và c.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm): Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên có những hình thức nào? Muốn tiêu diệt cỏ dại như cỏ tranh, cỏ gấu người ta phải làm thế nào? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm): Cho một số loại củ sau: Củ hành, củ gừng, củ khoai lang, củ khoai tây. Hãy cho biết chúng thuộc loại biến dạng của cơ quan nào ? Tên biến dạng của chúng ?.
Câu 3: (2 điểm): Thân cây dài ra do đâu ? Đối với cây ăn quả người ta vận dụng điều đó như thế nào? Giải thích? 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Môn: Sinh Học – Lớp 6
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1:c Câu 2:c Câu 3:a Câu 4: b Câu 5: d Câu 6: b
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm): 
Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên : (1 điểm).
Hình thức Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên : (1 điểm)
Trình bày cách diệt cỏ dại (0,5 điểm)
Giải thích vì sao (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm):
 - Nhận biết các loại củ là biến dạng của cơ quan nào : (1 điểm): Mỗi loại củ : 0,25 điểm
- Tên biến dạng :(1 điểm): Mỗi loại củ : (0,25 điểm).
Câu 3: (2 điểm): 
Thân dài ra do đâu: (1 điểm)
Vận dụng với cây ăn quả: 0,5 điểm
Giải thích : 0,5 điểm
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Môn: Sinh Học – Lớp 7
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1:D Câu 2:D Câu 3:D Câu 4: B Câu 5: C Câu 6.C
PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1(3 đ) Động vật nguyên sinh có các đặc điểm chung là: 
- Cơ thể có kích thước hiển vi
- Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
- Dinh dương : dị dưỡng
- Sinh sản chủ yếu : vô tính theo kiểu phân đôi
Câu 2(2 đ): Đặc điểm của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh:
- Có vỏ cuticun
- Dinh dưỡng khỏe
- Đẻ nhiều trứng
- Có khả năng phát tán rộng.
Câu 3(2đ) : Các biện pháp tiêu diệt sán lá gan:
- Diệt ốc 
- Xử lí phân diệt trứng (ủ phân) 
- Vệ sinh ăn uống (Xử lí rau diệt kén sán).

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKI SINH 6789.doc
Đề thi liên quan