Đề kiểm tra học kì I-Năm học 2011-2012 môn: Ngữ Văn-khối 10 Công Lập Trường Thpt Nguyễn Hồng Đạo

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I-Năm học 2011-2012 môn: Ngữ Văn-khối 10 Công Lập Trường Thpt Nguyễn Hồng Đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 10 CÔNG LẬP
 Thời gian: 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
-Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 10
- Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì I. 
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về Tiếng Việt: Văn bản, thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ.
 + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKI
 + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 
- Tự luận và trắc nghiệm
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10

 Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Văn bản
Nhận biết được các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản 





Số câu, 
Số điểm
Tỉ lệ
1(c1)
 0,5





2. Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ

phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ.







Số câu, 
Số điểm
Tỉ lệ

2(c2,3)

 1,0 
 


3. Tóm tắt văn bản tự sự 
Biết cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
Hiểu được cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính



Số câu, 
Số điểm
Tỉ lệ
1( c4)
 
 0,5
1( c5)
 0,5



4. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
Nhận biết được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch.
 
 




Số câu, 
Số điểm
Tỉ lệ
1(c6)

 0,5




5. Cảm xúc mùa thu

Hiểu đặc trưng của thơ Đường luật



Số câu, 
Số điểm
Tỉ lệ

2c7,8)

 1,0



6. Tỏ lòng
.
Hiểu được vẻ đẹp hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao.



Số câu, 
Số điểm
Tỉ lệ


 
1(c9,12)

 1,0 





7. Nhàn

Hiểu được vẻ đẹp trong cuộc sống nhàn dật, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt của nhà thơ.



Số câu, 
Số điểm
Tỉ lệ

1(c10)

 0,5



8.Cảnh ngày hè 

Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
Kĩ năng: Phân tích một tác phẩm văn học.


Số câu, 
Số điểm
Tỉ lệ

1(c11)
 0,5
1 câu
 
 7,0

Số câu: 1
Tỉ lệ: 100%
 (30%x 10 điểm = 30điểm)
 ( 70%x 10 = 70 điểm)
10,0% x 10 = 10,0 điểm
Tổng cộng
 3,0 điểm

7,0điểm
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 10 CÔNG LẬP
 Thời gian: 90 phút
MÃ ĐỀ: 001

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3điểm)
Câu 1: Bài ca dao: Thân em như hạt mưa rào
 Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
 A. Đúng B. Sai
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ đặc sắc nhất trong câu ca dao sau:
 Thuyền ơi có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền 
Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Trùng điệp
Câu 3: Câu ca dao: “Chồng ta áo rách ta thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người”. sau có sử dụng phép tu từ nào:
 A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Cả ẩn dụ và hoán dụ
Câu 4: Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những … cơ 
bản xảy ra với nhân vật đó. Bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.
 Từ nào còn thiếu trong chỗ dấu ba chấm (…) ở trên.
Sự vật B. Sự việc C. Sự đời D. Tự sự
Câu 5: Tóm tắt truyện theo nhân vật chính nhằm mục đích gì?
Làm rõ trọng tâm tác phẩm
Phân tích nhân vật sâu hơn
Nắm vững tính cách và số phận của nhân vật chính.
Cả A, B, C
Câu 6: Ai là tác giả của bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Manh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng?
Lí Bạch B. Đỗ Phủ C.Thôi Hiệu D. Vương duy
Câu 7: Đỗ Phủ được nhân dân Trung Quốc phong là:
Thi tiên B. Thiên cổ sư C. Thi thánh D. Hiền thánh
Câu 8: Bài thơ Cảm xúc mùa thu được viết theo thể thơ gì? 
Thất ngôn tứ tuyệt B.Thất ngôn bát cú C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn trường thiên.
Câu 9: “Hoành sóc” có nghĩa là gì?
Cầm ngang ngọn giáo B. Nắm giáo C. Vác giáo D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 10: Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
 A. Mai B. Cuốc C. Cày D. Cần câu 
Câu 11: Câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh ngày hè chỉ có sáu chữ, ngắn gọn, dồn nén cảm xúc của cả bài thơ. Điều đó đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai 
Câu 12: Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nghe người đời kể chuyện ai?
 A. Lưu Bị B. Tào tháo C. Quan công D. Gia Cát Lượng
B.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
 Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè.
 " Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương. "
 ( " Cảnh ngày hè " - Nguyễn Trãi )


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 10 CÔNG LẬP
 Thời gian: 90 phút

V. HƯỚNG DẪN CHẤM , BIỂU ĐIỂM
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm- Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
 Mã đề 001
 Mã đề 002
 Mã đề 003
 Mã đề 004	
 Câu
Đápán
Câu
Đápán
Câu
Đápán
Câu
Đápán
 1
 A
 1
 B
 1
 D
 1
 B
 2
 A
 2
 D
 2
 A
 2
 B
 3
 B
 3
 A
 3
 B
 3
 D
 4
 B
 4
 B
 4
 B
 4
 A
 5
 D
 5
 D
 5
 D
 5
 B
 6
 A
 6
 A
 6
 A
 6
 D
 7
 C
 7
 B
 7
 B
 7
 A
 8
 B
 8
 A
 8
 C
 8
 C
 9
 A
 9
 C
 9
 A
 9
 A
 10
 C
 10
 A
 10
 C
 10
 A
 11
 A
 11
 A
 11
 A
 11
 A
 12
 D
 12
 C
 12
 A
 12
 C

B.PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
 - Không mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
 - Câu văn có hình ảnh, giàu cảm xúc.
II. Yêu cầu về kiến thức: 
* Học sinh cần nêu được những điểm chính sau : 
- Tâm hồn Nguyễn Trãi luôn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời được bộc lộ rõ nét trong 6 câu thơ đầu : 
- Cảnh thiên nhiên cây lá ngày hè đầy sức sống : 
+ Cây hòe đang vươn dài những tán lá để che mát cả khoảng không gian rộng
+ Cây thạch lựu trước hiên nhà đang trổ những bông hoa đỏ rực
+ Hoa sen hồng trong ao đang toả ngát hương thơm
- Mùa hè rộn rã âm thanh : 
+ Tiếng lao xao vọng lại từ chợ cá làng chài vào buổi chiều -> Gợi được hình ảnh về cuộc sống thanh bình, yên ả, ấm no
+ Tiếng ve ngân như âm thanh tiếng đàn -> âm thanh đặc trưng của mùa hè, làm không gian ngày hè thêm rộn ràng
+ Sử dụng sáng tạo các động từ (đùn, phun, tiễn ... ) diễn tả được sức sống căng tràn của thiên nhiên đang muốn phun ra, ứa ra, thể hiện hết sức sống mãnh liệt trong mình 
- Hình ảnh nhà thơ đang ngắm nhìn, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè : Nhàn nhã, thảnh thơi, cảm nhận thiên nhiên đang căng tràn sức sống -> thể hiện tình yêu thiên nhiên thiết tha và gắn bó hoà hợp với thiên nhiên của nhà thơ
- Tình yêu nhân dân, yêu đất nước : 
+ Tiếng lao xao của làng chài cùng tiếng ve kêu dắng dỏi khiến nhà thơ thấy vui và yên lòng với cuộc sống của xóm làng, nhân dân
+ Hai câu thơ cuối : * Ước mơ có được cây đàn của vua Thuấn gảy lên khúc Nam phong để ngợi ca cảnh đất nước ấm no, hạnh phúc -> mơ ước giàu tính nhân văn
* Kín đáo bộc lộ tâm sự yêu nước và lo lắng cho tình cảnh dân nước
III.BIỂU ĐIỂM:
Điểm 6-7:Nội dung bài làm phong phú, có cảm xúc, trình bày chặt chẽ, mạch lạc, từ ngữ diễn đạt trong sáng. Bài viết có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhơ, không sai chính tả.
Điểm 4-5:Bố cục mạch lạc, rõ ràng, logic. Tuy nội dung bài làm thiếu phong phú, còn mắc phải một số lỗi diễn đạt
Điểm 3-4:Nắm được cơ bản yêu cầu đề bài, phân tích hơn nủa yêu cầu của đề bài, mắc 5,6 lỗi chính tả hoặc dùng từ.
Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, ch­a ®¸p øng ®­îc nh÷ng yªu cÇu c¬ b¶n. Sai nhiÒu chÝnh t¶.
Điểm 0: Bµi lµm l¹c ®Ò hoÆc bá giÊy tr¾ng.
( Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh mà có điểm chấm phù hợp, linh hoạt. Bài rất tốt mới chấm điểm tối đa )


File đính kèm:

  • docjkhadgokads'pfmdsjkagflakdsjagjklasdikgl (9).doc