Đề kiểm tra học kì I năm học 2011 - 2012 môn: sinh học 7 - Trường THCS Thượng Quận
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2011 - 2012 môn: sinh học 7 - Trường THCS Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN TRƯỜNG THCS THƯỢNG QUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút I . TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Đặc điểm giúp giun tròn thích nghi với đời sống kí sinh là a. Mắt, cơ quan di chuyển tiêu giảm b. Mắt, cơ quan di chuyển phát triển c. Các hệ cơ quan phân hóa d. Giác bám kém phát triển Câu 2: Tim cá chép có cấu tạo: a. 1 ngăn b. 2 ngăn c. 3 ngăn d. 4 ngăn Câu 3: Giun đất hô hấp bằng a. Mang b. Da c. Ống khí d. Phổi Câu 4: Đặc điểm giúp cá cử động theo chiều ngang là a. Thân thon dài b. Vảy có da bao bọc c. Sự sắp xếp của vảy d. Nhờ các tia vây Câu 5: Động vật không thuộc lớp cá a. Cá sấu b. Cá mập c. Lươn d. Cá chuồn Câu 6: Màu sắc ở bụng cá giúp nó tránh kẻ thù trong trường hợp nào? a. Nhìn từ trên xuống b. Nhìn từ dưới lên c. Nhìn từ hai bên d. Nhìn từ phía sau II.TỰ LUẬN (7điểm) Câu 1 (3 điểm): Mô tả các bước mổ giun đất. Câu 2 (2 điểm): Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào? Câu 3 (2điểm): Chứng minh cấu tạo ngồi của cá chép thích nghi với đời sống ở nước ? ĐÁP ÁN SINH 7 I . TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3Đ) Mỗi câu trả lời đúng 0.5 đ 1 2 3 4 5 6 a b b c a b II.TỰ LUẬN(7Đ) Câu 1: Mô tả các bước mổ giun đất. ( 3 đ) - Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ.Cố định đầu đuôi bằng hai đinh ghim. (0.75đ) - Dùng kẹp kéo da, cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. (0.75đ) -Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể,dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể. (0.75đ) - Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó .Dùng kéo cắt dọc cơ thể về phía đầu. (0.75đ) Câu 2: Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào ? (2 đ) -Dưới vỏ là áo trai: mặt ngồi áo tiết ra lớp đá vôi, mặt trong áo tạo thành khoang áo, 2 tấm mang ở mỗi bên.(1.25đ) - Trung tâm cơ thể : phía trong là thân , phía ngồi là chân .(0.75đ) Câu 3: Chứng minh cấu tạo ngồi của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? ( 2 đ) Đặc điểm cấu tạo ngồi Sự thích nghi 1.Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân Giảm sức cản của nước(0.5đ) 2.Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước Màng mắt không bị khô (0.5đ) 3 . Vảy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày Giảm ma sát (0.5đ) 4 . Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp. Vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân. Bơi chèo (0.5đ) PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN TRƯỜNG THCS THƯỢNG QUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm( 3điểm) Chọn đáp án đúng nhất: 1. Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào trong số các đặc điểm sau: a. Có chân giả b. có di chuyển tích cực c. Sống tự do ngồi môi trường d. Có hình thành bào xác 2. Trong các đại diện sau, đại diện nào có lối sống di chuyển? a. San hô b. Sứa c. Hải quỳ d. San hô và hải quỳ 3. Sán lá gan sống kí sinh có bộ phận nào tiêu giảm. a. Giác bám b. Cơ quan sinh dục c. Mắt và lông bơi d. Cả a và b 4. Cơ thể tôm sông chia làm mấy phần: a. 3 phần: đầu, ngực và bụng b. 2 phần: đầu - ngực và bụng c. 2 phần: đầu và ngực - bụng. d. 2 phần: đầu và bụng 5. Đặc điểm tôm sông khác châu chấu ở điểm a. cơ thể có vỏ kitin. b. chân phân đốt. c. có đôi mắt kép. d. hô hấp bằng mang. 6. Có hộp sọ bảo vệ não duy nhất có ở a. mực. b. trai sông. c. ốc sên. d. bạch tuộc. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. ( 2điểm). Giun đất có cấu tạo ngồi thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Hoạt động của chúng có lợi gì cho đất trồng? Câu 2. ( 3điểm). Cơ thể nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với tôm? Kể tên và chức năng các bộ phận từng phần của nhện? Câu 3.(2 điểm). Đặc điểm đặc trưng nào để nhận biết đại diện thuộc ngành chân khớp? Ngành chân khớp có vai trò gì? Đáp án Đề kiểm tra học kì I I. Trắc nghiệm( 2 điểm) đáp án đúng là 1.a (0,5đ) 2.b (0,5đ) 3.c (0,5đ) 4.b (0.5đ) 5.d (0.5đ) 6.d(0.5đ) II. Tự luận (8 điểm) Câu 1 (2 điểm) - Giun đất có cấu tạo ngồi thích nghi với đời sống trong đất : + Cơ thể hình trun. (0,5đ) + Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển. (0,5đ) + Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi giun chun rúc trong đất. (0,5đ) - Hoạt động của chúng có lợi cho đất trồng: + Nhờ hoạt động đào hang của giun đất đã làm cho đất tơi xốp, thống khí. (0,5đ) + Phân giun và chất bài tiết từ cơ thể giun tiết ra làm tăng độ phì nhiêu cho đất. (0,5đ) Câu 2(3điểm) - Cơ thể nhện chia làm 2 phần: Đầu – ngực và bụng. (0,5đ) - So sánh các phần cơ thể với tôm: tôm cũng gồm 2 phần như nhện: Đầu – ngực và bụng. (0,5đ) - Kể tên và chức năng các bộ phận từng phần của nhện. (2điểm) Các phần cơ thể Tên bộ phận Chức năng Đầu – ngực - Đôi kìm có tuyến độc. - Đôi chân xúc giác phủ đầy lông - 4 đôi chân bò - Bắt mồi và tự vệ - Cảm giác về khứu giác, xúc giác - Di chuyển chăng lưới Bụng - Đôi khe thở - 1 lỗ sinh dục - Các núm tuyến tơ - Hô hấp - Sinh sản - Sinh ra tơ nhện Câu 3.(2điểm) * Đặc điểm chung của ngành chân khớp: 1đ + Có vỏ kitin che chở bên ngồi và làm chỗ bám cho cơ. + Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. + Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. * Ngành chân khớp có vai trò : 1đ - ích lợi: Cung cấp thực phẩm cho con người, là thức ăn của động vật khác,làm thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho hoa, làm sạch môi trường. - Tác hại: Làm hại cây trồng, làm hại cho nông nghiệp, hại đồ gỗ, tàu thuyền, là vật trung gian truyền bệnh.
File đính kèm:
- KTHK I.doc