Đề kiểm tra học kì I năm học 2011 - 2012 môn: Sinh học 8

doc13 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2011 - 2012 môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012
Môn: sinh học 8
(Thời gian 45 phút – không kể thời gian chép đề)
Câu 1. (2,5 điểm) 
Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
Câu 2. (3 điểm) 
Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Câu 3. (2,5 điểm) 
Nêu vai trò của huyết tương và các tế bào máu. 
Câu 4. (1 điểm) 
Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
Câu 5. (1 điểm) 
Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì? 
ĐÁP ÁN – BIÊU ĐIỂM
Câu 1. (2,5 điểm) 
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống vì:
	- TB là đơn vị cấu trúc vì mọi cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ TB. 1đ
	- TB là đơn vị chức năng vì:
	+ Tất cả mọi hoạt động sống của cơ thể như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,... đều xảy ra trong TB. 0,5đ
	+ Sự phân chia của TB giúp cơ thể lớn lên. 0,5đ
	+ Sự tổn thương của một nhóm TB nào đó có thể ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ cơ thể. 0,5đ
Câu 2. (3 điểm) 
Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là:
	- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp vàc các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. 1đ
	- Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu hoá. 1đ
	- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. 1đ
Câu 3. (2,5 điểm) 
Nêu vai trò của huyết tương và các tế bào máu:
- Huyết tương: 
+Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. 0,5đ
+Vận chuyển các chất: chất dinh dưỡng, hoocmôn,muối khoáng, các chất thải,...0,5đ
- Các tế bào máu:
+ hồng cấu: Vận chuyển khí O2 và khí CO2. 0,5đ
+ Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể, diệt khuẩn. 0,5đ
+ Tiểu cầu: Làm đông máu, bịt kín vết thương. 0,5đ
Câu 4. (1 điểm) 
- Khi hầm xương bò lợn. chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương sánh, ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở. 1đ
Câu 5. (1 điểm) 
	Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, thành phẩn chất dinh dưỡng đc hấp thụ ở ruột non là: Đường đơn, a.a, Glixerin, a.béo, Vitamin, nước, muối khoáng.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012
Môn: sinh học 7
(Thời gian 45 phút – không kể thời gian chép đề)
Câu 1. ( 3 điểm)
Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Kể tên một số đại diện ngành Chân khớp có ở địa phương em?
Câu 2. (1,5 điểm) 
Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh?
Câu 3. (3 điểm) 
	Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua con đường nào? Chúng thuộc ngành động vật nào? Tại sao lại có tên đó?
Câu 4. (2,5 điểm) 
Nêu vai trò của ngành Thân mềm. Mỗi vai trò cho 1 ví dụ.
ĐÁP ÁN – BIÊU ĐIỂM
Câu 1. (3 điểm)
- Đặc điểm chung của ngành Chân khớp: 
+ Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ. 0,5đ
	 + Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. 0,5đ
	 + Sự tăng trưởng và phát triển gắn liền với sự lột xác. 0,5đ
- Một số đại diện ngành Chân khớp có ở địa phương em:
+ Lớp Giáp xác: Tôm, cua đồng, mọt ẩm.... 0,5đ
+ Lớp Hình nhện: Nhện nhà, cái ghẻ, ve bò... 0,5đ
+ Lớp Sâu bọ: Châu chấu, chuồn chuồn, ve sầu,... 0,5đ
Câu 2: (1,5 điểm)
	Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh là:
- Trùng kiết lị: Bào xác của chúng qua con đường tiêu hóa vào kí sinh trong ruột người ----> Gây ra bệnh kiết lị. 0,5đ
- Trùng sốt rét: Kí sinh trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen, khi bị muỗi Anophen đốt chúng truyền vào máu ----> Gây ra bệnh sốt rét. 0,5đ
- Trùng gây bệnh ngủ: truyền qua loài ruồi Tse – Tse ở Châu phi, khi bị nhiễm sễ gây ra bệnh ngủ li bì, có thể dẫn tới tử vong. 0,5đ	
Câu 3. (2,5 điểm) 
- Sán lá gan, Sán dây: xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua con đường tiêu hóa( Khi ăn thức ăn sống, tái như rau sống, tiết canh,...) 1đ
- Sán lá máu: Ấu trùng chui qau da người khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. 0,5đ
- Cả 3 loại trên đều thuộc ngành giun dẹp. Người ta dùng đặc điểm cơ thể dẹp để đặt tên cho cả ngành. 1đ
Câu 4. (3 điểm) 
Vai trò của ngành Thân mềm:
- Lợi ích:
+ Làm thực phẩm cho con người: Trai, ốc, hến,... 0,25đ
+ Nguyên liệu xuất khẩu: Mực, sò,... 0,25đ
+ Làm thức ăn cho động vật: trai, ốc, ... 0,25đ
+ Làm sạch môi trường nước: trai, hến. 0,25đ
+ Làm đồ trang trí, trang sức: Lớp xà cừ, ngọc trai 0,5đ 
+ Có giá trị về mặt địa chất: Hóa thạch mộ số vỏ sò, vỏ ốc,...0,5đ
- Tác hại:
+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh: Các loại ốc như ốc mút, ốc ao,...0,5đ
+ ăn hại cây trồng: các loại ốc sên.0,5đ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
Môn: sinh học 7
(Thời gian 45 phút – không kể thời gian chép đề)
Câu 1 (2.5 điểm) 
Trình bày cấu tạo ngoài của Chim thích nghi với đời sống bay lượn. Ý nghĩa của sự thích nghi.
Câu 2 (2 điểm)
 So sánh cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp giữa Ếch và Thằn lằn.
Câu 3.(3 điểm) 
a. Nêu đặc điểm chung của lớp Thú. 
b. Giải thích tai sao Thú mỏ vịt có nhiều đặc điểm giống động vật thuộc lớp Chim (Mỏ giống mỏ vịt, đẻ trứng, chi có màng bơi,...) nhưng lại được xếp vào lớp Thú ? 
Câu 4. (1.5 điểm) 
Kể tên các lớp động vật trong ngành động vật có xương sống ? Mỗi lớp lấy 3 ví dụ động vật đại diện.
Câu 5. (1 điểm) 
	Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ? Cho ví dụ ?	
ĐÁP ÁN – BIÊU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2.5 điểm
Cấu tạo ngoài của Chim thích nghi với đời sống bay lượn :
- Thân hình thoi, giảm sức cản không khí khi bay. 
- Chi trước biến thành cánh, quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. 
- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau), giúp chim bám chặt vào cánh cây và khi hạ cánh. 
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng, khi chim bay tạo một diện tích rộng. 
- Lông tơ có các sợi lông mảnh tạo thành chùm lông xốp, giữ nhiệt và làm cơ thể nhẹ. 
- Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng, làm đầu chim nhẹ. 
- Cổ dài, khớp đầu với thân, phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
2 điểm
So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan giữa Lưỡng cư và Bò sát :
+ Hệ tuần hoàn :
- Lưỡng Cư : Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), 2 vòng tuần hoàn. Máu pha trộn nhiều.
- Bò sát : Tim 3 ngăn (Tâm thất có vách hụt), 2 vòng tuần hoàn. Máu ít pha trộn.
+ Hệ hô hấp :
- Lưỡng Cư : Phổi và da (chủ yếu là da), phổi đơn giản, ít vách ngăn. Khi thở nhờ sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng. 
- Bò Sát : Phổi có nhiều vách ngăn. Khi thở nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn ở lồng ngực. 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3
2 điểm
a. Đặc điểm chung của lớp Thú :
- Là lớp ĐVCXS, có tổ chức cao nhất: 
+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Có lông mao bao phủ cơ thể.
+ Bộ răng phân hóa thành 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm.
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. 
+ Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. 
- Là động vật hằng nhiệt. 
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 4
1.5 điểm
Các lớp động vật trong ngành động vật có xương sống :
- Lớp Cá : cá chép, cá trắm, cá trích,...
- Lớp Lưỡng Cư : Ếch đồng, cóc, ếch giun,...
- Lớp Bò sát : Thằn lằn, các sấu, rùa,...
- Lớp Chim : Chim bồ câu, Hảo âu, cánh cụt,...
- Lớp Thú : Thỏ, hổ, ngựa,...
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 5
2 điểm
- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. 
- Ví dụ : HS lấy 2 ví dụ trở lên.
1đ
1đ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
Môn: sinh học 8
(Thời gian 45 phút – không kể thời gian chép đề)
Câu 1: (1.5 điểm) 
Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?
Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? 
Câu 2:(2.5 điểm)
a. Hoocmon là gì? Nêu tính chất của hoocmon. 
b. Giải thích vì sao gọi tuyến tuỵ là tuyến pha?
Câu 3: (3 điểm) 
a. Phản xạ có điều kiện là gì? Cho ví dụ.
b. Điều kiện để thành lập một phản xạ có điều kiện là gì? 
Câu 4.(1 điểm)
Muốn trành thai cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Câu 5: ( 2 điểm)
Da có những chức năng gì? 
Chức năng nào là quan trọng nhất? vì sao?
ĐÁP ÁN – BIÊU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
1.5 điểm
a. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: 
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó thận là cơ quan quan trọng nhất. 
b. Vai trò của sự bài tiết:
- Giúp cơ thể loại bỏ những chất cạn bã do hoạt động trao đổi của tế bào tạo ra và các chất dư thừa. 
- Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong. 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2
2.5 điểm
a. + Hoocmom là sản phẩm của tuyến nội tiết. 
 + Tính chất của hoocmon:
	- Tính đặc hiệu của hoocmon: Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan nhất định. 
	- Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao. 
	- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài. 
b. Tuyến tuỵ là tuyến pha vì nó thực hiện chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết: 
	- Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy đổ vào tá tràng để tiêu hoá thức ăn (do các tế bào tiết dịch tụy thực hiện). 
	- Chức năng nội tiết: Tiết hoocmon insulin và glucagon điều hoà hàm lượng đường trong máu (do các tế bào đảo tụy thực hiện). 
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 3
3 điểm
a. PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. 
- Ví dụ : 
b. Điều kiện để thành lập PXCĐK
	+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện xảy ra trước 1 thời gian ngắn.
	+ Quá trình kết hợp đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần. 
1đ
0.5đ
1đ
0.5đ
Câu 4
1 điểm
- Muốn trành thai cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Ngăn trứng chín và rụng. 
+ Tránh không để tinh tùng gặp trứng. 
+ Trống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. 
1đ
Câu 5
2 điểm
*Chức năng của da:
- Bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây hại của môi trường 
- Nhận biết kích thích của môi trường 
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Điều hoà thân nhiệt 
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người. 
* Trong các chức năng trên, chức năng bảo vệ cơ thể là quan trọng nhất vì ngoài da ra không có bộ phận nào khác thực hiện chức năng này thay cho da. Còn các chức năng khác như điều hòa thân nhiệt, bài tiết, ... vẫn có bộ phận khác thay da đảm nhiệm. 
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.75đ
ĐÁP ÁN – BIÊU ĐIỂM
Câu 1: (1.5 điểm) 
a. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: 
	- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó thận là cơ quan quan trọng nhất. 0,5đ
b. Vai trò của sự bài tiết:
- Giúp cơ thể loại bỏ những chất cạn bã do hoạt động trao đổi của tế bào tạo ra và các chất dư thừa. 0,5đ
- Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong. 0,5đ
Câu 2:(2.5 điểm)
a. Hoocmom là sản phẩm của tuyến nội tiết. 0,5đ
 Tính chất của hoocmon:
	- Tính đặc hiệu của hoocmon: Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan nhất định. 0,5đ
	- Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao. 0,25đ
	- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài. 0,25đ
b. Tuyến tuỵ là tuyến pha vì nó thực hiện chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết: 0,5đ
	- Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy đổ vào tá tràng để tiêu hoá thức ăn (do các tế bào tiết dịch tụy thực hiện). 0,25đ
	- Chức năng nội tiết: Tiết hoocmon insulin và glucagon điều hoà hàm lượng đường trong máu (do các tế bào đảo tụy thực hiện). 0,25đ
Câu 3: (3 điểm) \
a. PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. 1đ
- Ví dụ : 0,5đ
b. Điều kiện để thành lập PXCĐK
	+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện xảy ra trước 1 thời gian ngắn. 1đ
	+ Quá trình kết hợp đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần. 0,5đ
Câu 4.(1 điểm)
Muốn trành thai cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Ngăn trứng chín và rụng. 
+ Tránh không để tinh tùng gặp trứng. 
+ Trống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. 
Câu 5: ( 2 điểm)
*Chức năng của da:
	- Bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây hại của môi trường 0,25đ
	- Nhận biết kích thích của môi trường 0,25đ
	- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi. 0,25đ
	- Điều hoà thân nhiệt 0,25đ
	- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người. 0,25đ
* Trong các chức năng trên, chức năng bảo vệ cơ thể là quan trọng nhất vì ngoài da ra không có bộ phận nào khác thực hiện chức năng này thay cho da. Còn các chức năng khác như điều hòa thân nhiệt, bài tiết, ... vẫn có bộ phận khác thay da đảm nhiệm. 0.75đ
Câu 1 (2.5 điểm) 
	Cấu tạo ngoài của Chim thích nghi với đời sống bay lượn :
- Thân hình thoi, giảm sức cản không khí khi bay. 0,5đ
- Chi trước biến thành cánh, quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. 0,5đ
- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau), giúp chim bám chặt vào cánh cây và khi hạ cánh. 0,5đ
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng, khi chim bay tạo một diện tích rộng. 0,25đ
- Lông tơ có các sợi lông mảnh tạo thành chùm lông xốp, giữ nhiệt và làm cơ thể nhẹ. 0,25đ
- Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng, làm đầu chim nhẹ. 0,25đ
- Cổ dài, khớp đầu với thân, phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. 0,25đ
Câu 2 (2 điểm)
	So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan giữa Ếch và Thằn lằn :
Các cơ quan
Ếch
Thằn lằn
Tuần hoàn
1đ
- Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), 2 vòng tuần hoàn.0,25đ
- Máu pha trộn nhiều0,25đ
- Tim 3 ngăn (Tâm thất có vách hụt), 2 vòng tuần hoàn.0,25đ
- Máu ít pha trộn 0,25đ
Hô hấp
1đ
- Phổi và da (chủ yếu là da), phổi đơn giản, ít vách ngăn. 0,25đ
- Khi thở nhờ sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng. 0,25đ
- Phổi có nhiều vách ngăn. 0,25đ
- Khi thở nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn ở lồng ngực. 0,25đ
Câu 3.(3 điểm) 
a. Đặc điểm chung của lớp Thú :
- Là lớp ĐVCXS, có tổ chức cao nhất: 0,25đ
+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ 0,5đ
+ Có lông mao bao phủ cơ thể 0,25đ
+ Bộ răng phân hóa thành 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm. 0,25đ
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. 0,25đ
+ Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. 0,25đ
- Là động vật hằng nhiệt. 0,25đ
b. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì nó mang nhưng đặc điểm cơ bản của động vật thuộc lớp Thú : 
+ Có lông mao bao phủ cơ thể 0,5đ
+ Có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ. 0,5đ
Câu 4. (1.5 điểm) 
	Các lớp động vật trong ngành động vật có xương sống :
- Lớp Cá : cá chép, cá trắm, cá trích,...0,25
- Lớp Lưỡng Cư : Ếch đồng, cá cóc Tam đảo, cóc, ếch giun,...0,25đ
- Lớp Bò sát : Thằn lằn, các sấu, rùa,...0,25đ
- Lớp Chim : Chim bồ câu, Hảo âu, cánh cụt,...0,25đ
	- Lớp Thú : Thỏ, hổ, ngựa,...0,5đ
Câu 5. (1 điểm)
	- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. 0,5đ
	- Ví dụ :........0,5đ

File đính kèm:

  • docDe thi HKII sinh 7.doc
Đề thi liên quan