Đề kiểm tra học kì I năm học 2012 – 2013 môn: Lịch sử 9

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2012 – 2013 môn: Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂU CHÂU 
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: LỊCH SỬ 9 
Thời gian : 60 phút
(Không kể thời gian phát đề)
-------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
Câu 1: (1,5 điểm)
	Cho biết tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh Thế giới thứ hai?
Câu 2: (3,0 điểm)
	Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? Trình bày mục tiêu hoạt động của tổ chức này?
Câu 3: (3,0 điểm)
	Hãy nêu những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh Thế giới thứ hai?
Câu 4: (2,5 điểm)
	Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? Chúng ta phải làm gì để hạn chế những tiêu cực mà cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại ?
-----HẾT-----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
 MÔN: LỊCH SỬ 9
	1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
	2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
	3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1,5 điểm)
- Đất nước Liên Xô ( Xô Viết) bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc bị phá hủy
- Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) trước thời hạn.
- Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
- Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2
( 3 điểm)
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành độc lập nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ, sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước.
 - Nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
- Ngày 8 – 8 – 1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan)
 Với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin-ga-po.
* Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN:
- Trong thời kì đầu mới thành lập ASEAN có hai văn kiện quan trọng
 + “Tuyên bố Băng Cốc” (8 – 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
 + “Hiệp ước thân thiện” và hợp tác ở Đông Nam Á – “Hiệp ước Ba-li”(2 – 1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các thành viên.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(3 điểm)
* Đối nội:
- Sau chiến tranh, Nhà nước Mĩ ban hành hàng loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại đảng cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
- Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục diễn ra
- Một số phong trào tiêu biểu, mạnh mẽ như phong trào của người da đen năm 1963, phong trào chống chiến tranh Việt Nam năm 1969 – 1972
* Đối ngoại:
- Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, các chính quyền Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu”. 
- Mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ trên thế giới.
 - Mĩ đã viện trợ cho chính quyền thân Mĩ, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mĩ đã bị thất bại nặng nề.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
(2,5 điểm)
* Tác động tích cực:
- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc của con người.
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
* Hậu quả tiêu cực:
- Mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra):
 + Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt
 + Ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ)
 + Những tai nạn lao động và giao thông.
 + Những loại dịch bệnh mới phát sinh
* Biện pháp hạn chế:
+ Con người cần phải nghiên cứu để khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
+ Sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào đúng mục đích hòa bình, nhân đạo
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
----- HẾT -----

File đính kèm:

  • docLich Su 9-chinhthuc.doc