Đề kiểm tra học kì I năm học 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 9

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2012 – 2013 môn: Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU 
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
-------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
I/VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm):
Câu 1: Văn (2 điểm)
“ Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
a. Hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. (1 điểm)
b. Nêu nội dung và nghệ thuật chính của hai câu thơ trên? (1 điểm)
Câu 2: Tiếng Việt (2 điểm)
a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học. (1 điểm)
b. Câu tục ngữ “Biết thì thưa với thốt. Không biết thì dựa cột mà nghe” khuyên chúng ta thực hiện phương châm hội thoại nào? Giải thích? (1 điểm)
II/ LÀM VĂN: (6 điểm)
Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
	1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
	2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra.
	3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
I/. VĂN – TIẾNG VIỆT
4,0
Câu 1
(2 điểm)
VĂN:
a. Tác phẩm: “Truyện Kiều” (Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”)
Tác giả: Nguyễn Du
b. Nội dung: Giới thiệu vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của hai chị em Thúy Kiều và nét riêng từng người.
Nghệ thuật: Ẩn dụ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”; bút pháp ước lệ tượng trưng, gợi tả.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(2 điểm)
TIẾNG VIỆT:
a. Năm phương châm hội thoại: “Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm lịch sự, phương châm cách thức”.
b. - Câu tục ngữ khuyên chúng ta thực hiện phương châm hội thoại về chất.
 - Giải thích: Trong giao tiếp cần nói những điều đúng sự thật, có bằng chứng xác thực.
1,0
0,5
0,5
II/ LÀM VĂN
6,0
(6 điểm)
a/ Mở bài : 
Giới thiệu câu chuyện được kể, ý nghĩa khái quát của câu chuyện làm bản thân nhớ mãi.
b/Thân bài :
Kể theo trình tự không gian, thời gian:
- Sự việc mở đầu :hoàn cảnh xảy ra sự việc 
- Diễn biến của sự việc: xảy ra như thế nào, ở đâu, gồm có những ai,... 
( những suy nghĩ, cảm giác, đối thoại, độc thoại,.. )
- Cao trào , đỉnh điểm sự việc : việc đáng nhớ, gây ấn tượng đáng nhớ 
( những suy nghĩ, cảm giác,đối thoại, độc thoại,.. )
- Kết thúc sự việc 
c/ Kết bài : 
- Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện và bài học được rút ra. 
* Biểu điểm:
+ Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu theo dàn bài, kể chuyện tự nhiên, mạch lạc, bố cục 3 phần, rõ ràng, hợp lý; tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại, câu chuyện có ý nghĩa.
+ Điểm 3-4: Đảm bảo ½ yêu cầu của điểm 5-6 có sai vài lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và đặt câu.
+ Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và đặt câu.
1,0
4,0
1,0
----- HẾT -----

File đính kèm:

  • docNgu van 9- chinh thuc.doc