Đề kiểm tra học kì I- Năm học 2013-2014. (90 phút)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I- Năm học 2013-2014. (90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2013-2014. (90 phút) Phần I (4đ) Cho đoạn văn sau: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể trong việc bộc lộ nội dung tác phẩm? Tìm câu ghép và từ tượgn thanh, tượng hình có trong đoạn văn? Đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, đó là tâm trạng gì? Tại sao nhân vật lại có tâm trạng như vậy? Trình bày(khoảng ½ trang giấy thi) cảm nhận của em về một nhân vật mà em thích nhất trong văn học hiện thực phê phán(chương trình lớp 8). Phần II (6đ) Cho cấu thơ sau: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng” Chép thuộc lòng 7 câu tơ tiếp theo, cho biết những câu thơ em vừa chép ở bà thơ nào? Tác giả là ai? Kể tên các biện pháp tu từ trong những câu thơ đó, hình ảnh “ Lá vàng rơi trên giấy” trong bài thơ khiến em liên tưởng tới điều gì? Viết đoạn văn diễn dịch(từ 12-15 câu) nêu cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép, trong đó có sử dụng một câu ghép chính phụ, chỉ rõ câu ghép chính phụ đó. Đáp án. Phần I: (4đ) Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là ông giáo- nhân vật tôi (0.25đ). Tác dụng của ngôi kể: Sự lựa chọn ngôi kể hợp lí đã đem lại hiệu quả nghệ thuật lớn cho tác phẩm, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực, nó như đã và đang diến ra. Cốt truyện được dẫn dắt tự nhiên. Đặc biệt nhân vật ông giáo vừa dẫn truyện vừa đan xen bày tỏ cảm xúc và thái độ về lão Hạc, về vợ và về chính bản thân mình làm cho câu chuyện mang tính triết lí sâu sắc.(0.5). Tìm được câu ghép: “ Cái đầu lão nghoẹo về ...như con nít.” (0.25đ) Từ tượng hình: “nghoẹo,móm mém” (0.25) Từ tượng thanh: “hu hu”(0.25) 3. Đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, đó là tâm trạng: Buồn, đau khổ tột cùng(0.25) Nhân vật có tâm trạng đó vì : Nhân vật trong truyện – Lão Hạc rơi vào cảnh bế tắc, cùng cực. Lão dằn lòng bán “ cậu Vàng” và đang âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mìng.(0.25đ). 4.(2đ) Học sinh có thể trình bày cảm nhận của mình về bất kì một nhân vật nào trong dòng văn học hiện thực phê phán(đã học trong chường trình lớp 8). Đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức:(0.5đ). Có thể trình bày như một bài văn ngắn hoặc có thể là đoạn văn nhưng phải có bố cục phù hợp).( Nếu là đoạn văn phải có câu chủ đề thể hiện rõ đoạn văn đó trình bày theo phép lập luận nào, bài văn phải có kết cấu 3 phần rõ ràng.) * Nội dung: (1.5đ) HS . - Giới thiệu được nhân vật yêu thích, lí do yêu thích (0.25). - Nêu được những cảm xúc và rùng động thực sự về: + Hoàn cảnh, só phận của nhân vật (0.5) + Đặc điểm về tính cách và phẩm chất của nhân vật (0.5) + Suy nghĩ về xẫ hội mà nhân vật đó đang sống(0.25). Phần II (6đ): Cho câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng” 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo (0.5) - Những câu thơ vừa chép ở bài thơ “Ông đồ”. Tác giả là Vũ Đình Liên (0.5) 2. biện pháo tu từ : Điệp từ, nhân hoá (0.5) - Hình ảnh :“ Lá vàng rơi trên giấy” khiến em liên tưởng : Đó là sự tàn lụi, rơi rụng. Đặt vào hoàn cảnh của bài còn khiến cho ta liên tưởng đó là những nét đẹp văn hoá của dân tộc đã bị đẩy lùi vài dĩ vãng xa xôi hay một thi hiếu đã mai một.(1đ) 3. Viết đoạn văn : Phẩi đảm bảo các yêu cầu sau : a. Về hình thức : - Trình bày the ocách lập luận diễn dịch từ 12-15 câu(có đánh số thứ tự các âu văn), viết liền mạch không xuống dòng(0.25). - Viết câu chủ đề khái quát được nội dung toàn đoạn (0.5). - Viết câu ghép chính phụ đúng ngữ pháp, hợp nội dung, chỉ rõ câu ghép đó (0.5) b. Về nội dung Phải làm nổi bật nội dung : - Hình ảnh tiều tuỵ, lặng lẽ và cnảh ngộ thê lương, tội nhgiệp của ông đồ giữa dòng đời tấp nập. Ông đồ chỉ còn là « cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn » (0.5) - Đằng sau ông đồ là một thế hệ những nhà nho đã bị văn minh Tây học đẩy ra khỏi dòng đời, trở thành một lớp người thừa, tàn tạ. Đó còn là thú chơi chữ thanh cao, nhưng đã đến thời tàn, trở nên lạc lõng và vô nghĩa. Con người đã vô tình đánh mấy cái đẹp truyền thống của dân tộc mình (1đ) - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình : Ông đồ thất thế thì nỗi buồn tủi trong lòng cũng lan sang cả cảnh vật, cảnh vật cũng mang tâm trạng...(0.25) - Sự xót xa thương cảm của nhà thơ thể hiện trong niềm trắc ẩn và giọng điệu hoài cổ(0.25)
File đính kèm:
- DE THI HKI L8.doc