Đề kiểm tra học kì I Năm học 2013 -2014 Môn: ngữ văn 6 huyện Thủy Nguyên

pdf4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Năm học 2013 -2014 Môn: ngữ văn 6 huyện Thủy Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Năm học 2013 - 2014 
Môn: Ngữ văn 6 
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
 
 
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 
1. Dòng nào dưới đây nêu lên ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền 
thuyết cùng tên? 
A. Là hình tượng cao đẹp về người anh hùng dân tộc với tài năng, sức mạnh phi 
thường và ý thức bảo vệ dân tộc 
B. Là tấm gương tuổi trẻ tài cao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của cha 
ông ta 
C. Là thái độ vùng lên chống quân thù của dân tộc Việt Nam trước giờ phút đất 
nước lâm nguy 
D. Là người anh hùng có nguồn gốc đặc biệt được nhân dân sáng tạo nên bằng trí 
tưởng tượng bay bổng 
2. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đề cập đến cuộc đấu tranh nào của cha ông ta? 
A. Đấu tranh dựng nước 
B. Đấu tranh giữ nước 
C. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm 
D. Đấu tranh chống thiên tai 
3. Sức hấp dẫn của truyện “Em bé thông minh” chủ yếu được tạo ra từ: 
A. hành động của nhân vật. 
B. ngôn ngữ của nhân vật. 
C. tình huống truyện. 
D. lời kể của truyện. 
4. Dòng nào dưới đây nêu không đúng về bài học cần rút ra từ truyện “Ếch ngồi 
đáy giếng”? 
A. Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà cứ tưởng mình tài giỏi 
B. Khuyên nhủ con người phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết 
C. Nhắc nhở con người phải khiêm tốn, đừng chủ quan, kiêu ngạo 
D. Thương xót cho thân phận ếch phải trả giá cho lối sống quẩn quanh 
5. Cốt truyện của văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” (Hồ Nguyên Trừng) 
có đặc điểm gì? 
 A. Có những chi tiết, sự kiện đảo ngược tạo nên tình huống bất ngờ 
 B. Có cốt truyện đơn giản, trình bày dưới hình thức ghi chép chuyện thật 
 C. Có nhiều hành động của nhân vật đan xen tạo ra một kết cấu phức tạp 
 D. Có nhiều chi tiết li kì hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú 
6. Xét về từ loại, từ nào dưới đây không cùng loại với ba từ còn lại? 
A. học sinh 
B. giúp đỡ 
C. ăn ở 
D. cai quản 
7. Câu văn nào dưới đây không mắc lỗi dùng từ? 
A. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích 
đọc truyện dân gian. 
B. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc. 
C. Để chào mừng 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, 
trường em phát động “Tuần học tốt”. 
D. Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tự tiện. 
8. Yếu tố không thể thiếu trong văn bản tự sự là gì? 
 A. Cảm xúc, suy nghĩ 
B. Nhân vật, sự việc 
C. Bàn luận, đánh giá 
D. Nhận xét, bình luận 
II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) chủ đề về bảo vệ môi trường trong đó xuất hiện ít 
nhất một cụm động từ (gạch chân cụm động từ đó). 
Câu 2. (6,0 điểm) 
 Kể về một việc làm tốt của bản thân em hoặc em được chứng kiến. 
----------------------------------- 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 
Môn: Ngữ văn 6 
-------------- 
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0,25 điểm. Cụ thể: 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 
Đáp án A D C D B A C B 
 
II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu Yêu cầu cần đạt 
Thang 
điểm 
a. Hình thức: Đúng hình thức một đoạn văn, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính 
tả, lỗi diễn đạt. 
0,25đ 
b. Dung lượng: đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu: từ 5 đến 7 câu. 0,25đ 
c. Nội dung: đảm bảo viết đúng về chủ đề bảo vệ môi trường. 1,0đ 
d. Đảm bảo yêu cầu: có xuất hiện một cụm động từ (gạch chân cụm động từ đó). 0,5đ 
Câu 1 
(2,0đ) 
* Lưu ý: 
- Về chủ đề đoạn văn: HS có thể viết về một hành động cụ thể góp phần bảo vệ môi 
trường của cá nhân hoặc tập thể (lớp, trường,..) hoặc có thể là những suy nghĩ của 
bản thân về vấn đề môi trường hiện nay ở địa phương hoặc trên Trái Đất. 
- Nếu trong đoạn văn học sinh viết có xuất hiện một cụm động từ nhưng không xác 
định bằng cách gạch chân (hoặc chép lại để ở cuối đoạn văn đã viết) thì ý (d) không 
cho điểm. 
 
1. Yêu cầu chung: 
- Kiểu bài: kể chuyện đời thường 
- Nội dung: 
+ Đó phải là một việc làm tốt do bản thân người viết đã làm hoặc đã được chứng 
kiến người khác làm (bố mẹ, anh chị, bạn bè, thầy cô giáo,... hoặc có thể một người 
lạ không quen biết). 
+ Đó phải là việc làm tốt, tích cực có tác động đến người viết. Với tình huống là 
được chứng kiến thì người viết thấy đó là hành động đáng học tập, noi theo. 
+ Người kể phải là người biết rất rõ toàn bộ nội dung diễn biến của câu chuyện do đó 
chuyện phải được kể một cách chân thực, cụ thể, các sự việc liên kết chặt chẽ. Và ý 
nghĩa câu chuyện để lại trong tâm hồn người viết một cảm xúc sâu lắng, một bài học 
sâu sắc. 
- Hình thức kể: kể ở ngôi thứ nhất, lời kể phải thể hiện được thái độ, cảm xúc của 
bản thân. 
- Trình tự kể: tùy vào tình huống lựa chọn, người viết có trình tự kể hợp lý. 
- Bố cục: rõ ràng, mạch lạc, biết tách đoạn triển khai ý. 
- Diễn đạt: trong sáng, chân thực, gợi cảm. 
 
2. Định hướng đáp án và biểu điểm: 
a. Mở bài: (0,5 điểm) 
- Dẫn dắt để giới thiệu chuyện được kể: có thể giới thiệu bằng cách nêu suy nghĩ về 
những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống (nếu kể về việc tốt được chứng 
kiến) hoặc nêu cảm giác thoải mái, niềm vui, sự dễ chịu sau khi làm được một việc 
mà mình cho là có ý nghĩa (đối với việc của bản thân). 
 
 
0,25đ 
Câu 2 
(6,0đ) 
- Nêu cụ thể việc làm tốt sẽ được kể. 0,25đ 
b. Thân bài: (5,0 điểm) 
* Lần lượt kể về diễn biến của câu chuyện theo một trình tự hợp lí. Chuyện được kể 
phải có nhân vật, có hành động cụ thể của nhân vật và các chi tiết khác có liên quan 
để làm rõ yêu cầu về nội dung: một việc làm tốt. Muốn vậy bài viết cần đạt được 
một số ý như sau: 
 
- Xây dựng được tình huống xảy ra câu chuyện. Tình huống này đặt nhân vật (người 
làm việc tốt) phải có những suy nghĩ và việc làm cụ thể để giúp đỡ. 
1,5đ 
- Chuyện kể phải có cốt truyện: nghĩa là phải có nhân vật, hành động - lời nói cùng 
với những suy nghĩ của nhân vật để làm nổi rõ ý nghĩa tốt đẹp trong việc làm mà 
người kể chuyện đưa ra. Nó đòi hỏi người kể chuyện phải kể chi tiết những việc làm, 
hành động cụ thể nhằm giúp đỡ, động viên, chia sẻ...đối với người cần được giúp đỡ 
như giúp trẻ bị lạc tìm người thân; đưa người già yếu qua đường; nhặt được của rơi 
trả lại người bị mất; khuyên nhủ một người bạn có suy nghĩ và việc làm sai lệch để 
bạn hiểu và hành động đúng, v.v.... 
3,0đ 
- Đan xen những suy nghĩ thể hiện thái độ tình cảm trong khi kể (vì là kể về việc làm 
của bản thân) hoặc những nhận xét đánh giá trước các hành động ứng xử của nhân 
vật được kể (nếu là kể về người khác). 
0,5đ 
c. Kết bài: (0,5 điểm) 
- Suy nghĩ của bản thân sau khi làm được việc tốt hoặc sau khi được chứng kiến việc 
làm tốt của người khác. 
0,25đ 
- Có thể có những suy nghĩ mở rộng thêm về sự cần thiết của những việc làm như thế 
trong cuộc sống để cuộc sống tốt đẹp hơn,... 
0,25đ 
3. Biểu điểm cụ thể: 
- Điểm 6: Bài viết thể hiện kỹ năng làm văn tốt. Đảm bảo tốt các yêu cầu chung, biết kết hợp 
có hiệu quả giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm. Không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả. Trình 
bày sạch đẹp. 
- Điểm 5: Làm đúng đặc trưng kiểu bài. Đảm bảo các yêu cầu chung một cách tương đối tốt, 
đã biết kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm. Không sai quá 5 lỗi chính tả hoặc diễn đạt. 
Trình bày khá sạch đẹp. 
- Điểm 4: Làm đúng đặc trưng kiểu bài song cách kể chưa lôi cuốn, thiếu cảm xúc, còn mắc 
nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. 
- Điểm 3: Đảm bảo được ½ các yêu cầu chung. Bài viết còn mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả. 
- Điểm 2: Bài viết lan man, bố cục chưa hoàn chỉnh, còn mắc quá nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. 
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, không đúng kiểu bài. Trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. 
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. 
4. Lưu ý: 
- Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, GV trong nhóm chấm cần trao đổi, 
bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm, cũng có thể cụ thể hoá các ý thành phần, 
mức cho điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp 
án, biểu điểm. 
- Khi vận dụng đáp án, biểu điểm vào từng bài cụ thể cần linh hoạt, tránh máy móc, đại khái; 
chú ý trân trọng những cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 
- Điểm toàn bài cộng lại, lấy điểm lẻ đến 0,25 điểm. 
 
-------------- HẾT -------------- 

File đính kèm:

  • pdfDeDan KS HKI Van 61314.pdf