Đề kiểm tra học kì I - Năm học :2013 – 2014 môn : ngữ văn - khối 7

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Năm học :2013 – 2014 môn : ngữ văn - khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GD&ĐT TP LONG XUYÊN
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC :2013 – 2014
MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 7
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)


I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm – 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm)
	Đọc kỹ các câu sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái với ý đúng hoặc đúng nhất.
	1. Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả nào?
	a. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.	b. Khánh Hoài.
	c. Lý Thường Kiệt.	d. Lý Lan.
	2. Trong văn bản “Mẹ tôi”, người bố đã suy nghĩ như thế nào trước hành động của En-ri-cô?
	a. Sự hỗn láo của con làm bố vô cùng tức giận.
	b. Sự hỗn láo của con làm bố rất đau lòng.
	c. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
	d. Sự hỗn láo của con cho bố biết rằng con là cậu bé vong ân bội nghĩa.
	3. Với nghĩa thứ hai, “Bánh trôi nước” thể hiện phẩm chất của người phụ nữ như thế nào?
	a. Đảm đang, nhân hậu, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
	b. Trong trắng dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
	c. Nhẫn nại, chịu khó, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
	d. Chịu thương, chịu khó, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
	4. Cảnh Đèo Ngang được tả vào thời điểm nào?
	a. Xế tà.	b. Buổi sáng.	c. Buổi tối.	d. Buổi trưa.
	5. Thời gian “bấy lâu nay” trong câu “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” nói lên điều gì?
	a. Tỏ niềm thương nhớ.
	b. Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi nhà từ lâu.
	c. Tỏ niềm ân hận vì lâu nay chưa gặp bạn.
	d. Trách móc bạn lâu ngày chưa đến chơi nhà.
	6. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
	a. Biểu cảm và tự sự.	b. Miêu tả và tự sự.
	c. Biểu cảm và miêu tả.	d. Tự sự và thuyết minh.
	7. Trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, có gì đặc biệt trong lần trở về quê này?
	a. Về quê sau ba mươi năm làm việc xa quê, là lần về quê cuối cùng trong đời.
	b. Về quê sau sáu mươi năm làm việc xa quê, là lần về quê cuối cùng trong đời.
	c. Về quê sau bốn mươi năm làm việc xa quê, là lần về quê cuối cùng trong đời.
	d. Về quê sau năm mươi năm làm việc xa quê, là lần về quê cuối cùng trong đời.
	8. Trong các phương án sau, phương án nào không phải là thành ngữ?
	a. Mất lòng trước được lòng sau.
	b. Một nắng hai sương.
	c. No cơm ấm áo.
	d. Ngày lành tháng tốt.
	9. Đoạn văn sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?
	“Tôi yêu Sài Gòn da diết ... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào. Tôi yêu thời tiết trái chứng. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn”.
	a. Điệp ngữ cách quãng.	b. Điệp ngữ nối tiếp.
	c. Điệp ngữ chuyển tiếp.	d. Điệp ngữ.
	10. Chơi chữ được sử dụng chủ yếu trong thể loại nào?
	a. Văn tự sự, văn miêu tả.
	b. Trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
	c. Văn thơ lãng mạn.
	d. Trong câu đối, câu đố.
	11. Văn biểu cảm đòi hỏi một lời văn như thế nào?
	a. Cụ thể.	b. Cụ thể, rõ ràng.
	c. Giàu cảm xúc, hình ảnh.	d. Giàu hình ảnh.
	12. Ngoài biểu cảm trực tiếp, người ta còn biểu cảm gián tiếp qua:
	a. Tự sự.	b. Miêu tả.
	c. Thuyết minh.	d. Tự sự, miêu tả.
II. Phần tự luận: (7 điểm)
	Học sinh chọn một trong hai câu sau:
	Câu 1: (7 điểm)
	Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu.
	Câu 2: (7 điểm)
	Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo …)

ĐÁP ÁN:
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm – 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
B
A
B
C
D
A
A
B
C
D
II. Phần tự luận: (7 điểm)
	* Hình thức: (2 điểm)
	- Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần (1 điểm)
	- Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả, diễn đạt ý rõ ràng, rành mạch, mạch lạc.
	* Nội dung: (5 điểm)
	Câu 1:
	- Mở bài (1 điểm): Giới thiệu món quà và tình cảm của em đối với nó.
	- Thân bài (3 điểm):
	+ Nguồn gốc và đặc điểm nổi bật của món quà.
	+ Hồi tưởng những cảm xúc của em khi đón nhận món quà đó.
	+ Những cảm xúc của em hiện nay đối với món quà.
	- Kết bài (1 điểm): Tình yêu mến trân trọng, đó là kỉ niệm khó phai nhạt.
	Câu 2:
	- Mở bài (1 điểm): Nêu cảm xúc sâu đậm nhất của em về người thân đó.
	- Thân bài (3 điểm):
	+ Hình ảnh con người ấy hiện lên với những nét thân thương nhất mà em không bao giờ quên.
	+ Nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với người thân đó.
	+ Niềm thương cảm sâu sắc nhất của em về người thân.
	+ Sự khâm phục của em về người ấy.
	+ Những suy ngẫm về trách nhiệm, tình cảm của mình và những mong muốn hứa hẹn với người thân …
- Kết bài (1 điểm): Tình cảm của em đối với người thân. Liên hệ bản thân.








ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Năm học : 2013 – 2014
Môn : Ngữ Văn – lớp 7
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
A- MỤC TIÊU : 
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, phân môn ngữ văn 7.
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 7 học kì I theo 3 nội dung văn học , Tiếng Việt , làm văn , với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm tự luận.
B- HÌNH THỨC : 
- Hình thức : Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp 90 phút.
C- THIẾT LẬP MA TRẬN : 
1/ Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của các phân môn:
PHẦN VĂN
(1) Văn bản nhật dụng ( 4 tiết)
- Cổng trường mở ra ( 1 tiết)
- Mẹ tôi ( 1 tiết)
- Cuộc chia tay của những con búp bê ( 2 tiết)
 (2) Thơ dân gian việt nam ( 4 tiết) 
 - Những câu hát về tình cảm gia đình ( 1tiết)
 - Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người ( 1tiết)
 - Những câu hát thân thương ( 1 tiết)
 - Những câu hát châm biếm( 1tiết)
 ( 3) Thơ trung đại Việt nam( 6 tiết)
 - Sông núi nước Nam ( 1 tiết)
 - Phò giá về kinh ( 1 tiết)
 - Bài ca Côn sơn ( 1tiết)
 - Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra ( 1 tiết)
 - Bánh trôi nước ( 1tiết)
 - Sau phút chia li ( 1tiết)
 - Qua đèo ngang ( 1tiết)
 - Bạn đến chơi nhà ( 1tiết)
( 4) Thơ đường ( 4tiết)
 - Xa ngắm thác núi lư ( 1tiết)
 - Đêm đỗ thuyền ở Phong kiều ( 1 tiết)
 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( 1tiết)
 - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( 1tiết)
 - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( 1tiết)
( 5) Thơ hiện đại việt nam ( 3tiết)
- Cảnh khuya ( 1tiết)
 - Rằm tháng giêng ( 1 tiết)
- Tiếng gà trưa ( 2tiết)
 	( 6) Kí việt nam ( 1900- 1945) ( 3tiết)
	 - Một thứ quà của lúa non : Cốm ( 1tiết)
	 - Mùa xuân của tôi ( 1tiết)
	 - Sài gòn tôi yêu ( 1tiết)


PHẦN TIẾNG VIỆT
(1) Từ vựng ( 7tiết)
 - Từ ghép ( 1tiết)
 - Từ láy ( 1tiết)
 - Từ Hán Việt ( 2tiết)
 - Từ đồng nghĩa ( 1 tiết)
 - Từ trái nghĩa ( 1 tiết)
 - Từ đồng âm ( 1 tiết) 
( 2) Ngữ pháp (4 tiết)
 - Đại từ ( 1 tiết)
 - Quan hệ từ (2 tiết)
 - Thành ngữ( 1 tiết)
( 3) Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ ( 2 tiết)
 - Điệp ngữ ( 1tiết)
 - Chơi chữ (1 tiết)
PHẦN LÀM VĂN
- Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản ( 5 tiết)
- Văn bản biểu cảm ( 10 tiết)
2/ Xây dựng khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7
Phần trắc nghiệm:
 Mức độ 
Chủ đề/ nội dung 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Văn học :
1. Văn bản nhật dụng 
Cổng trường mở ra 
Mẹ tôi 



1


1




1
1
2. Thơ trung đại Việt Nam 
Bánh trôi nước 
Qua đèo ngang
Bạn đến chơi nhà 


1

1

1



1
1
1
3. Thơ Đường 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

1


1



1
1
Cộng số câu 
3
4


7
Tiếng việt 
1. Ngữ pháp 
 Thành ngữ
2. Biện pháp tu từ 
 Điệp ngữ 
 Chơi chữ


1



1





1





1


1
1
Cộng số câu 
2
1


3
Làm văn 
 Văn biểu cảm

1

1



2
Cộng số câu 
1
1


2



Phần tự luận 
 Mức độ 
Chủ đề/ nội dung 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Viết bài văn biểu cảm



1
1
Cộng số câu 



1
1

File đính kèm:

  • docVAN HK1 NH1314.doc
Đề thi liên quan