Đề kiểm tra học kì I - Năm học :2013 – 2014 môn : ngữ văn - khối 9

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Năm học :2013 – 2014 môn : ngữ văn - khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP LONG XUYÊN
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC :2013 – 2014
MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 9
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)

A. Phần trắc nghiệm : ( 3,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm )
 Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách chọn câu đúng nhất và ghi vào tờ giấy làm bài thi:
 1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản nhật dụng ? 
	A. Phong cách Hồ Chí Minh.
	B. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
	C. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
	D. Chuyện người con gái Nam Xương.
 2. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ thuộc thể loại gì ? 
	A. Truyện ngắn.	B. Truyện dài.	C. Truyện truyền kỳ. 	D. Tiểu thuyết. 
 3. Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của con người là nội dung chính của văn bản nào ?
	A. Chị em Thúy Kiều. 	 C. Kiều ở lầu Ngưng Bích. 	
 B. Cảnh ngày Xuân.	 D. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. 
 4. Bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật viết về người lính trong thời kì nào ?
 A. Kháng chiến chống Pháp C. Đất nước vừa thống nhất
 B. Kháng chiến chống Mĩ D. Trong giai đoạn hiện nay
 5. Đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên tình huống nào?
 A. Tình huống thử thách.	C. Tình huống nghịch lý. 
 B. Tình huống éo le.	 	 	 D. Tình huống gặp gỡ tình cờ.
 6. Có 2 phương thức chuyển nghĩa của từ là ?
 	A. Ẩn dụ và hoán dụ.	C. Hoán dụ và nói quá.
 	B. So sánh và ẩn dụ.	 	D. Nhân hóa và so sánh.
7. Thành ngữ: “Nửa úp, nửa mở” vi phạm phương châm hội thoại nào?
 	A. Phương châm về lượng.	 C. Phương châm quan hệ. 
 B. Phương châm về chất. D. Phương châm cách thức. 
 8. Từ nào dưới đây không phải là từ láy? 
	A. Khe khẽ.	B. Nhẹ nhàng.	C. Tươi tốt. 	D. Lấp lánh.

 9. Phép tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau đây ?
 “… Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
 Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long…” (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
	A. Nhân hóa..	 C. Ẩn dụ
	B. Hoán dụ.	 D. Nói quá.
 10. Trong văn bản thuyết minh, yếu tố miêu tả có tác dụng gì ?
	A. Làm đối tượng nổi bật.	 C. Làm dễ nhớ đối tượng.
	B. Làm đối tượng nổi bật, gây ấn tượng.	 D. Làm đối tượng cụ thể.
 11. Yếu tố nào làm cho câu chuyện thêm phần triết lý ?
	A. Tự sự.	 C. Nghị luận
 B. Miêu tả.	 D. Biểu cảm 
12. Trong văn bản tự sự, người ta có thể miêu tả nội tâm bằng cách nào ?
	A. Nêu ý kiến	C. Dùng dẫn chứng, lí lẽ
	B. Nêu nhận xét	 D. Trực tiếp hoặc gián tiếp.
B. Phần tự luận: ( 7,0 điểm ) 
	Câu 1 : ( 2,0 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ( từ 8-12 câu )
 Câu 2 : Học sinh chọn 1 trong 2 đề bài sau: (5.0đ)
Đề 1: Hãy viết một bài văn giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây mà em yêu thích.
Đề 2: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc về người thân. 



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 9 – NĂM 2013 – 2014
~~~~~~ *** ~~~~~~

Phần I : Trắc nghiệm ( 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng điểm 3,0 điểm )

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
A
B
B
A
D
C
A
B
C
D

Phần II : Tự luận ( 7,0 điểm)

Câu 1: (2.0 đ) Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng: 
 - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Gặp được con, ông Sáu vui mừng, vồ vập định ôm con, hôn con nhưng con lại bỏ chạy không chịu nhận ông là cha. (0.5 đ)
 - Trong ba ngày nghỉ phép, ông quan tâm chờ đợi con gái gọi mình là ”ba” nhưng bé Thu vẫn không gọi. Trước giờ ra đi, bé Thu bỗng gọi thét ”ba” và niềm vui sướng bất ngờ khi bé Thu nhận ông là cha. Ông không kìm được xúc động, nước mắt tuôn trào và hứa mua cho con một cây lược. (1.0 đ)
 - Những ngày ở chiến khu, ông cứ ân hận sao mình lại đánh con. Ông vui mừng khi tìm được khúc ngà. Thương con, ông dồn hết tâm trí vào làm cây lược ngà cho con. Đến phút cuối cùng trước lúc hy sinh, ông chỉ yên lòng ra đi khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái. (0.5 đ) 

Câu 2: (5.0 đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
-Đề 1: Biết kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài viết.
-Đề 2: Biết cách kể lại một sự việc có kết hợp miêu tả và tâm trạng, có nghị luận và đối thoại, độc thoại nội tâm. Biết diễn đạt lưu loát ; ít mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

B. Yêu cầu về kiến thức: 
- Đề 1:Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng và nắm bắt đúng đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
-Đề 2: Bài kể có bố cục ba phần rõ ràng và diễn biến sự việc hợp lý. Bài làm cần có các ý sau:

Đề 1:
 I/ Mở bài: Giới thiệu loài hoa ( hoặc loài cây) (1.0 đ)
 II/ Thân bài: (3.0 đ)
1/ Nguồn gốc, lịch sử loài hoa (loài cây)
 -Thuộc họ nào?
 -Xuất xứ từ đâu?
 -Hiện được trồng nhiều nhất ở địa phương nào?
2/ Cách gieo trồng, chăm sóc.
3/Giá trị của loài hoa (loài cây) đó.
 III/ KB: Triển vọng của loài hoa ( loài cây) đã giới thiệu. (1.0 đ)
Đề 2: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song cần tập trung làm nổi bật ý sau:
 1. Giới thiệu qua về nhân vật, những điều liên quan đến câu chuyện diễn ra. (2.0 đ)
- Từ việc này, xảy đến một sự việc bất ngờ (kể và miêu tả, đối thoại, độc thoại). 
- Sự việc kết thúc câu chuyện.
 2. Kể một kỷ niệm sâu sắc: (2.0 đ)
- Câu chuyện bắt đầu bằng việc gì.
 3. Tác động của câu chuyện đối với người kể (biểu cảm). (1.0 đ)

 CHUẨN CHO ĐIỂM

Điểm 5: Đạt được những yêu cầu đã nêu. Có thể còn một vài thiếu sót không đáng kể.
Điểm 3.5: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Về hình thức – phương pháp: Có bố cục rõ ràng, văn khá trôi chảy, mắc ít lỗi diễn đạt.
Lưu ý: những bài không thực hiện đúng thao tác kỹ năng kiểu bài thì không đạt ở mức điểm này.
Đề 1: Cơ bản thuyết minh được một loài cây (loài hoa).
Đề 2: Cơ bản kể được kỷ niệm và nêu được bài học rút ra.
Điểm 2: Nêu nội dung còn sơ sài, chung chung.
- Về hình thức – phương pháp: không có bố cục hoặc bố cục lộn xộn; văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý; sai quá nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0.0: Không nắm được yêu cầu đề, bài viết không đâu vào đâu, ý tưởng không dính dấp gì đến đề bài.
- Bài viết không thành văn, thành chữ hoặc bỏ giấy trắng.


 ……………………………






















ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
~~~~~ * ~~~~~
I. Mục tiêu:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ I, môn Ngữ văn lớp 9.
Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 9 học kỳ I theo ba nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
II. Hình thức:
- Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài tại lớp trong 90 phút.
III. Thiết lập ma trận:
1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của các phân môn:
 a. Phần văn
 (1). Văn bản nhật dụng (6 tiết)
- Phong cách Hồ Chí Minh (2 tiết)
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (2 tiết)
- Tuyên bố thế giới về … trẻ em (2 tiết)
 (2). Truyện trung đại (11 tiết)
- Chuyện người con gái Nam Xương (2 tiết)
- Hoàng Lê nhất thống chí (2 tiết)
- Truyện Kiều – Nguyễn Du (2 tiết)
+ Chị em Thúy Kiều (1 tiết)
+ Cảnh ngày xuân (1 tiết)
+Kiều ở lầu Ngưng Bích (1 tiết)
+ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (2 tiết)
 (3). Thơ hiện đại (6 tiết)
- Đồng chí (1 tiết)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1 tiết)
- Đoàn thuyền đánh cá (2 tiết)
- Bếp lửa (1 tiết)
- Ánh trăng (1 tiết)
 (4). Truyện hiện đại (6 tiết)
- Làng (2 tiết)
- Lặng lẽ Sa Pa (2 tiết)
- Chiếc lược ngà (2 tiết)
 (5). Văn học nước ngoài (3 tiết)
- Cố hương (3 tiết)
 b. Tiếng Việt
- Các phương châm hội thoại (3 tiết)
- Xưng hô trong hội thoại (1 tiết)
- Cách dẫn trực tiếp/ gián tiếp (1 tiết)
- Sự phát triển của từ vựng (2 tiết)
- Thuật ngữ (1 tiết)
- Trau dồi vốn từ (1 tiết)
- Tổng kết từ vựng (6 tiết)
+ Từ đơn/ từ phức; Thành ngữ ; Nghĩa của từ ; Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ; Từ đồng âm – đồng nghĩa – trái nghĩa ; Câp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; Trường từ vựng.
+ Sự phát triển của từ vựng ; Từ mượn ; Từ Hán Việt ; Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ; Trau dồi vốn từ.
+ Từ tượng thanh - tượng hình ; Một số biện pháp tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm- nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ)
 c. Làm văn
- Văn thuyết minh (3 tiết)
- Văn tự sự (8 tiết)
2. Xây dựng khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Mức độ
Chủ đề/ Nội dung
Nhận
 biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

Cộng


Văn 

học
1. VB nhật dụng
1





2. Văn học Trung đại
 - Chuyện người con gái Nam Xương
 - Truyện Kiều

1


1




3. Thơ hiện đại
 - Bài thơ về tiểu dội xe không kính


1




4.Truyện hiện đại
 - Chiếc lược ngà


1



Cộng số câu
2
3


5
Phần
Tiếng Việt
1. Các phương châm hội thoại

1




2. Sự phát triển của từ vựng

1




3. Tổng kết từ vựng

2



Cộng số câu

4


4

Làm văn
1. Văn thuyết minh có yếu tố miêu tả

1




2. Văn tự sự có yếu tố miêu tả và nghị luận
1
1





Cộng số câu

1
2



3


 PHẦN TỰ LUẬN

 Mức độ

 Chủ đề/ Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Chiếc lược ngà
2. Viết bài văn Thuyết minh kết hợp biện pháp nghệ thuật và miêu tả hoặc bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và nghị luận



1


1
1

1
Số câu
Số điểm


1
2,0
1
5,0
2
7,0


 
 

File đính kèm:

  • docVAN HK1 NH1314.doc
Đề thi liên quan