Đề kiểm tra học kì I năm học 2013-2014 môn: ngữ văn - lớp 10

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2013-2014 môn: ngữ văn - lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
 THCS&THPT TIÊN YÊN
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2013-2014
 Môn: Ngữ văn - Lớp 10
 Thời gian làm bài: 90 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 01

Câu 1. (2 điểm): 
Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau: 
“Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
Câu 2. (2 điểm): 
Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ.
Câu 3. (6 điểm): 
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43).

--------------------------- Hết ---------------------------


SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
 THCS&THPT TIÊN YÊN
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2013-2014
 Môn: Ngữ văn - Lớp 10
 Thời gian làm bài: 90 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 01

Câu 1. (2 điểm): 
Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau: 
“Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
Câu 2. (2 điểm): 
Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ.
Câu 3. (6 điểm): 
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43).

--------------------------- Hết ---------------------------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (Năm học: 2013- 2014)

	Mức độ

Tên CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Tếng Viêt: 


Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt


Hiểu được dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong một văn bản văn học



Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %


1
2
 20%


1
2
 20%
2. Văn học: 


Nhàn

Chép chính xác bài thơ, khái quát được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của VB




Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1
2
 20%



1
2
 20%
3. Làm văn:

Nghị luận văn học



Viết được bài văn nghị luận văn học (nghị luận về một đoạn thơ)


Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %:



1
6
60%
1
 6
 60%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
2
 20 %
1
2
 20 %



 1
 6
 60%
3
10
 100%


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (Năm học: 2013- 2014)
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng cơ bản: 
+ Tính cụ thể.
+ Tính cảm xúc.
+ Tính cá thể.
0,75

- Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện trong câu ca dao qua: từ ngữ xưng hô, ngôn ngữ đối thoại, lời nói hàng ngày
+ Từ ngữ xưng hô: mình - ta
+ Ngôn ngữ đối thoại: …có nhớ ta chăng
+ Lời nói hàng ngày; mình về…, ta về…
0,5

0,25
0,25
0,25
2
- Chép chính xác bài thơ:
 Nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu, 
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm noi vắng vẻ,
Người khôn,người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
1

*) Giá trị nghệ thuật: 
- Sử dụng phép đối, điển cố.
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.
0,5

*) Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.
0,5





3




*) Yêu cầu về kĩ năng:
Thể hiện được những hiểu biết cơ bản văn biểu cảm và văn nghị luận về một bài thơ: cảm xúc và suy nghĩ phải rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
*) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh ngày hè” học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và sơ lược bài thơ “Cảnh ngày hè”, biểu hiện của vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.









0, 5

2. Thân bài:
2.1. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
*) Tâm thế người ngắm cảnh (câu 1)
- Nhịp thơ chậm dãi
-> Một tâm thế an nhàn, thư thái, thanh thản, có thể dành hoàn toàn cho cảnh vật.
1

*) Cảnh sắc thiên nhiên (câu 2,3,4)
- Hình ảnh:
+ Hoè: xanh um, tán rợp mát như cử lọng giương ô
+ Thạch lựu: phun trào sắc hoa đỏ rực bên hiên
+ Sen hồng: toả mùi hương trong ao
-> Những hình ảnh sống động, đặc trưng của mùa hè 
1,5

- Trạng thái: đùn đùn, giương, phun -> ĐT mạnh -> Diễn tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật
- Màu sắc: lục, đỏ, hồng -> Tính từ -> Màu sắc đậm đà, tươi tắn, rực rỡ
- Câu 3+câu 4:
+ Ngắt nhịp: 3/4 -> Nhấn mạnh và làm nổi bật cảnh vật
+ Nghệ thuật đối -> Tăng thêm vẻ sống động của cảnh vật


*) Bức tranh cuộc sống (câu 5,6)
- Thời gian: chiều tà
- Âm thanh:
+ Lao xao chợ cá -> Âm thanh đặc trưng của cuộc sống tươi vui, thanh bình
+ Dắng dỏi cầm ve -> Âm thanh đặc trưng của ngày hè, cảnh vật như rộn lên sự sống, niềm vui
- NT: từ láy tượng thanh, đảo ngữ -> Không khí nhộn nhịp, rộn rã tươi vui
1

2.2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi (câu 7,8)
- Ngu cầm (điển tích) -> Ước mơ có cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh
- Câu cuối: 6 chữ, nhịp thơ 3/3 
-> Âm điệu ngắn, dứt khoát
=> Thể hiện khát vọng đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi phương.
1,5

3. Kết bài: 
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, liên hệ…
0, 5










SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
 THCS&THPT TIÊN YÊN
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2013-2014
 Môn: Ngữ văn - Lớp 10
 Thời gian làm bài: 90 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 02

Câu 1. (2 điểm): 
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”
Câu 2. (2 điểm): 
Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ.
Câu 3. (6 điểm): 
Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn’’của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
--------------------------- Hết ---------------------------




SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
 THCS&THPT TIÊN YÊN
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2013-2014
 Môn: Ngữ văn - Lớp 10
 Thời gian làm bài: 90 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 02

Câu 1. (2 điểm): 
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”
Câu 2. (2 điểm): 
Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ.
Câu 3. (6 điểm): 
Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn’’của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
--------------------------- Hết ---------------------------

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (Năm học: 2013- 2014)

	Mức độ

Tên CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Tếng Viêt: 
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ


Xác đinh được các nhân tố gioa tiếp trong 1 VB cụ thể



Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %


1
2
 20%


1
2
 20%
2. Văn học: 


Cảnh ngày hè

Chép chính xác bài thơ, khái quát được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của VB




Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1
2
 20%



1
2
 20%
3. Làm văn:

Nghị luận văn học



Viết được bài văn nghị luận văn học (nghị luận về một đoạn thơ)


Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %:



1
6
 60%
1
 6
 60%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
2
 20 %
1
2
 20 %



 1
 6
 60%
3
10
 100%





ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (Năm học: 2013- 2014)
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Khái niệm: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức; tình cảm, về hành động,...
0,75

- Nhân vật giao tiếp:
+ Chàng trai (anh).
+ Cô gái (nàng).
- Thời điểm giao tiếp: Đêm trăng sáng, yên tĩnh
- Nội dung giao tiếp:
+ Nghĩa tuờng minh: Chàng trai hỏi cô gái “tre non đủ lá”(đủ già) rồi thì có dùng để đan sàng được không?
+ Nghĩa hàm ẩn: Cũng như tre, chàng trai và cô gái đã đến tuổi trưởng thành, lại có tình cảm với nhau liệu nên tính chuyện kết duyên chăng?
0,5


0,25

0,25

0,25
2
- Chép chính xác bài thơ:
 Cảnh ngày hè
Rồi hóng mát thủa ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ, 
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
1

*) Giá trị nghệ thuật: 
- Ngôn từ tả cảnh ngụ tình, sử dung đối và điển tích
- Sử dụng từ láy tinh tế và tự nhiên
0,5

*) Ý nghĩa văn bản: Tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân NT được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.
0,5





3




*) Yêu cầu về kĩ năng:
Thể hiện được những hiểu biết cơ bản văn biểu cảm và văn nghị luận về một bài thơ: cảm xúc và suy nghĩ phải rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
*) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Nhàn” học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và sơ lược bài thơ “Nhàn”, triết lí “nhàn” của ông được thể hiện qua bài thơ.









0, 5

2. Thân bài:
2.1. Hai câu đề 
- Điệp từ: Một nhắc lại 3 lần.-> Cuộc sống giản dị, đơn sơ nhưng không kém phần thanh cao. -> Cuộc sống sẵn sàng, chu đáo.
- Nhịp thơ: 2/2/3 đều đặn và chậm rãi
" sự ung dung, thanh thản trong cuộc sống và công việc
- Từ láy: “thơ thẩn”: ung dung, điềm nhiên, trạng thái thoải mái, không vướng bận
- Liệt kê dụng cụ lao động: Cày, cuốc, cần câu: Cuộc sống thuần hậu, giản dị giữa thôn quê như của một “lão nông tri điền”
=> Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cs nhàn tản, gần gũi với dân. => Lão nông tri điền ung dung, thanh thản, thư thái, hài lòng, thích thú cuộc sống thôn quê

1,25

2.2. Hai câu thực. 
* Quan niệm dại, khôn:
* Biện pháp đối rất chuẩn: ta >< lao xao
-> Sự khác biệt giữa ông và những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống” lánh đục tìm trong”.
* Biện pháp ẩn dụ: 
- “Nơi vắng vẻ’: Là nơi ít người, là nơi tĩnh lặng, hoà hợp với thiên nhiên 
" Là hình ảnh ẩn dụ chỉ lối sống thanh bạch, ko màng danh lợi, hòa hợp với tự nhiên, yên ả, êm đềm.
- “ Chốn lao xao”: Là nơi ồn ào, là nơi có cuộc sống sang trọng, quyền thế
=> Nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách NBK: về với tn, sống thoát khỏi vòng danh lợi để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.
=> Người thông tuệ, tỉnh táo ở cách xuất xử, chọn lẽ sống; hóm hỉnh đùa vui trong cách nói ngược.
1,25

2.3. Hai câu luận 
* Bức tranh tứ bình về cuộc sống 4 mùa
- Thu: măng trúc; Đông: Giá đỗ
-> món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không khắc khổ
- Xuân: Tắm hồ sen; Hạ: Tắm ao
-> Thú vui thanh bần, không kiểu cách. 
=> Bức tranh tứ bình về cs có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm.sự hài lòng với lối sống giản dị và thanh cao.
=> Con người thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thu vui ấy, bình dị mà không kém phần thanh cao.
1,25

2.4. Hai câu kết. 
- Điển tích về Thuần Vu Phần" phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.
-> Thái độ coi thường phú quý, danh lợi
=>Quan niệm sống: phủ nhận phú quý, danh lợi, khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người.
- Triết lí: danh vọng, tiền tài cũng chỉ là phù du, hư vô .Tất cả sẽ vô nghĩa sau một cái khép mắt khẽ khàng. => cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.
-> Ý nghĩa: Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời, thuận theo tự nhiên, sông sao cho thanh thản. Đừng vì dục vọng của mình mà bất châp tất cả.Tât cả rồi chỉ như một giấc mơ.
1,25

3. Kết bài: 
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật và triết lí “nhàn”…
0, 5



File đính kèm:

  • docde thi van 8chuan.doc
Đề thi liên quan