Đề kiểm tra học kì I năm học 2013 - 2014 môn: Sinh học lớp 7

pdf2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2013 - 2014 môn: Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014 
Môn: Sinh học- Lớp 7 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1(2điểm): Hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật. 
Câu 2(2điểm):Trình bày vòng đời của giun đũa. Nêu biện pháp phòng tránh bệnh 
giun đũa. 
Câu 3(2điểm): Sự khác nhau về hình thức sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô 
là gì? 
Câu 4(1điểm): Vì sao ở châu chấu hệ tuần hoàn lại có cấu tạo đơn giản và nó có chức 
năng gì? 
Câu 5(3điểm): Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống 
bơi lặn ở dưới nước. Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá lại lên đến hàng 
vạn, điều đó có ý nghĩa gì ? 
-------------------------Hết------------------------- 
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014 
Môn: Sinh học- Lớp 7 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1(2điểm): Hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật. 
Câu 2(2điểm):Trình bày vòng đời của giun đũa. Nêu biện pháp phòng tránh bệnh 
giun đũa. 
Câu 3(2điểm): Sự khác nhau về hình thức sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô 
là gì? 
Câu 4(1điểm): Vì sao ở châu chấu hệ tuần hoàn lại có cấu tạo đơn giản và nó có chức 
năng gì? 
Câu 5(3điểm): Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống 
bơi lặn ở dưới nước. Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá lại lên đến hàng 
vạn, điều đó có ý nghĩa gì ? 
-------------------------Hết------------------------- 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 ĐÁP ÁN 
Môn: Sinh học –Lớp 7 
Câu Đáp án Điểm 
Câu 1 
2điểm 
- Giống nhau: Cùng có cấu tạo từ tế bào, có khả năng sinh trưởng và phát triển 
- Khác nhau: 
Động vật cấu tạo tế bào không có thành xenlulôzơ, chỉ sử dụng được chất hữu 
cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển, hệ thần kinh, giác quan. 
1đ 
1đ 
Câu 2 
2điểm 
- Vòng đời của giun đũa: Giun đũa kí sinh trong ruột người mỗi ngày đẻ 
khoảng 200 nghìn trứng, trứng gặp đất ẩm phát triển thành ấu trùng trong 
trứng, bám vào rau quả thức ăn, người ăn phải trứng giun vào ruột non, ấu 
trùng chui ra theo máu đến tim, gan, phổi. Sau đó về ruột non lần thứ 2 mới 
chính thức kí sinh gây bệnh. 
- Biện pháp phòng chống giun đũa: cần ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, 
uống nước lã, rửa tay trước khi ăn, diệt trừ ruồi nhặng, giữ vệ sinh môi 
trường 
1đ 
1đ 
Câu 3 
2điểm 
- Thủy tức sinh sản bằng cách mộc chồi sau đó con non tách khỏi cơ thể mẹ 
sống độc lập. 
- San hô sau khi mọc chồi không tách khỏi cơ thể mẹ mà tiếp tục dính vào cơ 
thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô có khoang ruột liên thông với nhau. 
1đ 
1đ 
Câu 4 
1điểm 
- Ở châu chấu việc cung cấp ôxi cho các tế bào do hệ thống ống khí đảm 
nhiệm. Vì thế, hệ tuần hoàn trở nên đơn giản, chỉ gồm một dãy tim lưng hình 
ống. 
- Chức năng: Đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. 
0,5đ 
0,5đ 
Câu 5 
3điểm 
Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 
- Thân cá thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt 
với thân. 
Giảm lực cản của nước 
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc 
trực tiếp với môi trường nước. 
Giúp mắt cá không bị khô 
- Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều 
tuyến tiết chất nhầy. 
Giảm ma sát với nước 
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau 
như ngói lợp. 
Giúp cá cử động dễ dàng 
theo chiều ngang 
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da 
mỏng, khớp động với thân. 
Có tác dụng như bơi chèo 
- Vì: Cá thụ tinh ngoài nên tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh là rất 
ít, thụ tinh trong môi trường nước không được an toàn do làm mồi cho kẻ 
thù và điều kiện môi trường nước có thể không phù hợp cho sự phát triển 
của trứng như: nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp 
- Ý nghĩa: Duy trì nòi giống 
0,5đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
1đ 
0,5đ 

File đính kèm:

  • pdfHK1 1314.pdf