Đề kiểm tra học kì I – năm học 2013-2014 môn: vật lý 6 thời gian: 45 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I – năm học 2013-2014 môn: vật lý 6 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LĂK TRƯỜNG PTCS LÊ ĐÌNH CHINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Vật lý 6 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM (5điểm).Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng Câu 1: Trong hình vẽ bên có những loại máy cơ đơn giản nào: A. Chỉ có ròng rọc B. Chỉ có đòn bẩy C. Chỉ có ròng rọc và đòn bẩy D. Có ròng rọc , đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng Câu 2: Một vật có khối lượng 5kg thì vật đó có trọng lượng là: A. 5N . B. 25N . C. 35N. D. 50N. Câu 3: Trọng lực là: A. Lực hút của Trái Đất giữ cho mọi vật nằm yên trên mặt đất. B. Lực cản của không khí. C. Lực hút của một vật tác dụng lên Trái Đất. D. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Câu 4: Trong các vật sau đây, vật biến dạng đàn hồi là: A. Một tờ giấy bị gập đôi . B. Một sợi dây cao su bị kéo dãn vừa phải. C. Một cành cây bị gãy. D. Một ổ bánh mì bị bóp bẹp . Câu 5. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất: A. d =10.D B. P = d.V C . m = D.V D . P =10.m Câu 6: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của lò xo là đúng? A. Lò xo nào dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ Câu 7: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài của lò xo là 98cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? A. 102cm B. 100cm C. 96cm D. 94cm Câu 8: Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải người ta dùng bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với bốn tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là: F1 = 1000N, F2 = 200N, F3 = 500N, F4 = 1200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất? A. Tấm ván 1 B. Tấm ván 2 C. Tấm ván 3 D. Tấm ván 4 Câu 9: Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, viên bi chịu tác dụng của các lực: A. Trọng lực và lực ép của viên bi. . B.Trọng lực và lực đẩy do mặt sàn tác dụng lên viên bi. C. Lực ép của viên bi lên mặt bàn. D. Lực đẩy của của mặt sàn lên viên bi. Câu 10: Đơn vị của trọng lực là: A. N B.kg/m3 C. N/m3 D. kg/m2 II/TỰ LUẬN:(5điểm) Câu 1:(2điểm) a) Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng, nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.? b) Một vật nặng được treo trên một sợi dây đứng yên.Giải thích vì sao vật đứng yên ? . Câu 2:(3điểm) Một thỏi sắt có khối lượng 0,468kg. Thả chìm thỏi sắt này vào một bình chia độ có chứa nước đang ở vạch 80cm3 thì nước trong bình dâng lên đến vạch 140cm3 a) Tính thể tích của thỏi sắt b) Tính khối lượng riêng của sắt c) Tính trọng lượng riêng của sắt Bài làm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LĂK TRƯỜNG PTCS LÊ ĐÌNH CHINH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Vật lý – Lớp 6 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 đ Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 D D D B A B C B B A II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1:(2đ) a) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó (1đ) D = (0,25đ) với: + D(kg/m3): Khối lượng riêng + m(kg) : Khối lượng (0,25đ) + V(m3) : Thể tích b) Vì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng : Trọng lực và lực kéo của sợi dây (0,5đ) Câu 2:(3đ) a) V= 140 – 80 = 60 cm3 = 0,00006 m3 (1đ) b) D = = = 7800(kg/m3) (1đ) c) d = D.10 = 7800.10 = 78000(N/m3) (1đ)
File đính kèm:
- KT HOC KI I LY 6.doc