Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2013 – 2014 môn Vật lý khối 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2013 – 2014 môn Vật lý khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP LONG XUYÊN TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC :2013 – 2014 MÔN : VẬT LÝ - KHỐI 6 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I:Trắc nghiệm: (6 đ) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Nên chọn thước nào sau đây để đo chu vi miệng cốc? A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm. B. Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. C. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. Câu 2. Kết quả nào sau đây ghi đúng khi đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ. Khi biết: Lượng nước có sẵn trong bình chia độ V1 = 65cm3, lượng nước dâng lên sau khi bỏ hòn đá vào bình chia độ V2 = 92cm3. A. V= 92cm3 B. V= 27cm3 C. V= 65cm3 D. V= 187cm3 Câu 3. Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản? Cái búa nhổ đinh B. Cái bấm móng tay C. Cái thước dây D. Cái kìm. Câu 4. Một quả bóng đập vào một bức tường thì bức tường sẽ: A. Không gây ra tác dụng nào. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng. Câu 5. Lực kế là dụng cụ dùng để đo : A. Lực B. Độ giãn của lò xo. C. Chiều dài của lò xo. D. Khối lượng Câu 6. Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động. Gió đã tác dụng vào cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực căng B. Lực hút. C. Lực kéo . D. Lực đẩy. Câu 7. Một vật có trọng lượng là 40N thì có khối lượng là : A. 0,4kg. B. 4kg. C. 40kg. D. 400kg. Câu 8. Khi buông viên phấn, viên phấn rơi vì: A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó. B. Sức đẩy của không khí. C. Lực đẩy của tay. D. Do không có vật cản nó lại. Câu 9.Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng. B. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt. C.Trọng lực của quả nặng. D. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. Câu 10. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là: A. Kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật. C. Kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn khối lượng của vật. D. Kéo vật lên nhanh hơn. Câu 11: Đơn vị đo khối lượng riêng là : A. Kg. B. Kg/m3 C. Kg/N. D. N/ m3. Câu 12: Dùng đòn bẩy được lợi về lực ( F2 < F1) khi: A. OO1 > OO2 B. OO1 = OO2 C. OO1 < OO2 D. OO1 =2 OO2 Phần II: Tự luận: (4 đ) Bài 1: Người ta thường sử dụng các máy cơ đơn giản nào để làm các công việc sau đây ? Đưa thùng hàng lên ô tô tải. Dùng búa nhổ đinh. Bài 2: Hãy nêu một ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến đổi chuyển động và một ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng. Bài 3: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc cột sắt có thể tích 50 dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2013 – 2014 Môn : Vật Lí 6 Phần I. Trắc nghiệm ( 6 đ) : Mỗi câu đúng 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B C D A D B A D A B C Phần II. Tự luận: (4 đ) Bài 1: a. Mặt phẳng nghiêng. (0,5 điểm) b. Đòn bẩy. (0,5 điểm) Bài 2 : Học sinh cho mỗi ví dụ đúng được 0,5 điểm. Bài 3 : Khối lượng của chiếc cột sắt. m = D x V = 7800.0,05= 390(kg) ( 1,0 điểm) Trọng lượng của chiếc cột sắt. P = 10m = 10. 390 = 3900(N) ( 1,0 điểm) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2013 - 2014 Môn: Vật Lí 6 I. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học từ tiết 1à tiết 17. II. Chuẩn bị: - Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Đề kiểm tra HKI III. Đề kiểm tra học kì I: Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 17 Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận ( 60% TNKQ, 40% tự luận). 1. Tính trọng số nội dung đề thi theo khung PPCT Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT(cấp độ 1,2) VD(cấp độ 3,4) LT(cấp độ 1,2) VD(cấp độ 3,4) 1. Đo độ dài. Đo thể tích. 2 2 1,4 0,6 8,2 3,5 2. Khối lượng và lực 11 8 5,6 5,4 32,9 31,8 3. Máy cơ đơn giản : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy. 4 3 2,1 1,9 12,4 11,2 Tổng 17 13 9,1 7,9 53,5 46,5 2. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề của đề thi ở các cấp độ Nội dung Trọng số Số lượng câu ( chuẩn cần kiểm tra) Điểm số Tổng số Trắc nghiệm Tự luận 1. Đo độ dài. Đo thể tích. 8,2 1,21 1 ( 0,5đ, 1,5’) 0,5 2. Khối lượng và lực 32,9 4,95 5 ( 2,5đ, 7,5’) 2,5 3. Máy cơ đơn giản : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy. 12,4 1,82 2 ( 1đ, 3’) 1 1. Đo độ dài. Đo thể tích. 3,5 0,51 1 ( 0,5đ, 1,5’) 0,5 2. Khối lượng và lực 31,8 4,74 2 ( 1đ, 3’) 2 (3đ, 21’) 4 3. Máy cơ đơn giản : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy. 11,2 1,62 1 ( 0,5đ,1,5’ ) 1 (1đ, 6’) 1,5 Tổng 100 15 12 3 10 3. Thiết lập bảng ma trận Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo độ dài. Đo thể tích. ( 3 tiết) Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. Đo được thể tích một lượng chất lỏng, xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn, bình chia độ. Số câu hỏi 2(3’) 2(3') Số điểm 1 1 2. Khối lượng và lực. ( 10 tiết) 5. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 6. Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 7. Nêu được đơn vị đo lực. 8. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. 9. Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu ý nghĩa và đơn vị đo của P,m. 10. Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng(D), trọng lượng riêng(d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo của D, d. 11. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. 12. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. 13. Nêu được ví dụ về một số lực. 14. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương chiều, độ mạnh của hai lực đó. 15. So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 16. Nêu được cách xác định KLR của một chất. 17. Đo được khối lượng bằng cân. 18. Đo được lực bằng lực kế. 19. Vận dụng được công thức P = 10m 20. Tra được bảng KLR của các chất. 21. Vận dụng được công thức D=và d=để giả các bài tập đơn giản. Số câu hỏi 3 ( 4,5’) 3(4,5’) 1(6’) 1 (1,5’) 1(15’) 9(31,5') Số điểm 1,5 1,5 1 0,5 2,0 6,5 3. Máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy. ( 3 tiết) 22. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường. 23. Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 24. Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó. Số câu hỏi 3 (4,5’) 1 ( 6’) 4(10,5') Số điểm 1,5 1,0 2,5 Tổng số câu hỏi 6(9’) 5 (16,5’) 4(19,5’) 15(45’) Tổng số điểm 3 3,5 3,5 10
File đính kèm:
- VAT LY HK1 NH1314.doc