Đề kiểm tra học kì I năm học2013 -2014

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học2013 -2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Năm học 2013 - 2014 
Môn: Ngữ văn 7 
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
 
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 
1. Bài ca dao dưới đây thuộc chủ đề gì? 
 Anh em nào phải người xa, 
 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. 
 Yêu nhau như thể tay chân 
 Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. 
A. Tình cảm gia đình 
B. Tình yêu quê hương, đất nước, con người 
C. Những câu hát than thân 
D. Những câu hát châm biếm 
2. Nét nổi bật trong phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan qua tác phẩm 
“Qua Đèo Ngang” là gì? 
A. Giản dị, trong sáng 
B. Hài hước, hóm hỉnh 
C. Trang nhã, cổ điển 
D. Suy tư, triết lí 
3. Điểm giống nhau giữa hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là: 
A. viết bằng chữ Hán và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 
B. thể hiện tinh thần độc lập và khí phách hào hùng của dân tộc. 
C. thể hiện những cảm xúc về vẻ đẹp của non sông, đất nước. 
D. thể hiện lòng căm thù sâu sắc đối với bọn giặc ngoại xâm. 
4. Nhận xét: “Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ thể hiện một cách nhẹ 
nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng 
thanh tĩnh.” phù hợp với văn bản nào dưới đây? 
A. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương 
B. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến 
C. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) - Lí Bạch 
D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương 
5. Dòng nào dưới đây không đúng khi nhận xét về nội dung, nghệ thuật của hai bài 
thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu)? 
A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại 
B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí 
Minh 
C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao 
D. Đều được Hồ Chí Minh sáng tác bằng chữ Hán 
6. Hai câu thơ: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” 
 (“Cảnh khuya”, Hồ Chí Minh) 
sử dụng dạng điệp ngữ nào? 
A. Điệp ngữ cách quãng 
B. Điệp ngữ chuyển tiếp 
C. Điệp ngữ nối tiếp 
7. Câu: Qua truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) làm cho 
người đọc nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ tổ ấm gia đình. 
đã mắc lỗi gì về quan hệ từ? 
A. Thiếu quan hệ từ 
B. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa 
C. Thừa quan hệ từ 
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết 
8. Ý kiến nào dưới đây không đúng đối với bài văn biểu cảm? 
A. Để khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết phải hồi tưởng về quá 
khứ, đồng thời mơ ước về tương lai 
B. Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, người viết có thể tưởng tượng những tình 
huống gợi cảm 
C. Người viết có thể vừa quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc 
D. Người viết có thể tả hoặc kể để làm cơ sở cho cảm xúc bộc lộ 
II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) về chủ đề học tập trong đó có sử dụng ít nhất một 
cặp từ trái nghĩa (gạch chân cặp từ trái nghĩa đó). 
Câu 2. (6,0 điểm) 
Cảm nghĩ về một mùa trong năm mà em thích nhất. 
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 
Môn: Ngữ văn 7 
-------------- 
 
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0,25 điểm. Cụ thể: 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 
Đáp án A C B C D B C A 
 
II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu Yêu cầu cần đạt 
Thang 
điểm 
a. Hình thức: Đúng hình thức một đoạn văn, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính 
tả, lỗi diễn đạt. 
0,25đ 
b. Dung lượng: đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu: từ 6 đến 8 câu. 0,25đ 
c. Nội dung: đảm bảo viết đúng về chủ đề học tập 1,0đ 
d. Đảm bảo yêu cầu: có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa (gạch chân cặp từ trái 
nghĩa đó). 
0,5đ Câu 1 
(2,0đ) 
* Lưu ý: 
- Nếu trong đoạn văn hoc sinh sử dụng được một cặp từ trái nghĩa nhưng không xác 
định bằng cách gạch chân (hoặc chép lại để ở cuối đoạn văn đã viết) thì ý (d) không 
cho điểm. 
 
1. Yêu cầu chung: 
- Kiểu bài: biểu cảm 
- Nội dung: Biết cách làm một bài văn biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống 
(một mùa trong năm). Đảm bảo các yêu cầu chung, cơ bản của kiểu bài biểu cảm; kết 
hợp được yếu tố tự sự, miêu tả vào trong bài viết. 
- Học sinh chọn được một mùa mà mình thực sự yêu thích. Thể hiện được cảm xúc 
đối với mùa đó một cách tự nhiên, trong sáng. 
- Có nhiều cách khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh song cần xuất phát từ sự 
cảm nhận cái đẹp, điều ý nghĩa nhất mà mùa đó gợi ra cho người viết. 
- Trình bày sạch đẹp, khoa học; Bố cục rõ ràng, mạch lạc, biết tách đoạn triển khai ý. 
 
2. Định hướng dàn ý và biểu điểm: 
a. Mở bài: (0,5 điểm) 
- Giới thiệu một mùa mà em yêu thích (xuân, hạ, thu, đông). 
- Ấn tượng chung về mùa đó. 
0,5đ 
b. Thân bài: (5,0 điểm): 
* Bày tỏ tình cảm của em với mùa yêu thích đó dựa vào một số ý cơ bản sau: 
- Yêu thích mùa đó bởi nét đặc trưng của thời tiết mùa đó mang lại cho đất trời, con 
người, vạn vật (mùa xuân ấm áp,...; mùa hạ nắng vàng rực rỡ với những cơn mưa rào 
mát mẻ,...; mùa thu trời xanh cao, nắng rải vàng như mật ong,..; mùa đông tiết trời 
lạnh nhưng vẫn cảm thấy thích thú...) 
 
1,0đ 
Câu 2 
(6,0đ) 
- Yêu thích cảnh sắc của mùa đó (mùa xuân mọi vật căng tràn sức sống, muôn hoa 
khoe sắc tỏa hương,...; mùa hè sôi động bởi tiếng ve ngân, những chùm phượng hồng 
rắc lửa khắp sân trường,...; mùa thu hoa sữa nồng nàn, hoa cúc vàng tươi, bầu trời 
trong xanh cao vời vợi,...; mùa đông trời u ám nhưng lại được vẽ thêm những nét 
tươi tắn bởi những chiếc áo rét, áo len đủ màu,...) 
1,0đ 
- Những hoạt động yêu thích, thường làm trong mùa đó. Ví dụ: mùa xuân náo nức 
chờ đón giao thừa, cùng gia đình đi chơi Tết,..; mùa hè đi biển, về quê,..; mùa thu 
ngày khai trường tưng bừng niềm vui, đêm rằm Trung thu,...; trong giá lạnh của mùa 
đông, cùng gia đình ngồi trong căn phòng ấm áp, trong bữa cơm tối đầm ấm, quây 
quần,...). 
1,0đ 
* Cảm nhận được ý nghĩa lớn lao của mùa đó mang lại cho đất trời, con người và đặc 
biệt là cá nhân người viết. (ví dụ: chính cái lạnh lẽo, giá buốt của mùa đông giúp ta 
nhận ra sức sống mạnh mẽ vạn vật, trân trọng những giây phút gia đình đầm ấm, 
quây quần bên nhau,...) 
1,0đ 
* Kết hợp tốt yếu tố miêu tả, tự sự vào trong bài viết. 1,0đ 
* Lưu ý: HS có thể có nhiều cách tiếp cận và bày tỏ tình cảm, cảm xúc cùng những 
suy nghĩ, đánh giá về đối tượng đã lựa chọn biểu cảm song nhất thiết phải làm rõ 
được: Đó là mùa nào? Những lý do nào khiến em thích mùa đó nhất? Những hình 
ảnh, màu sắc, âm thanh quen thuộc, đặc trưng...; các hoạt động nổi bật, ấn tượng 
nhất của em hoặc gia đình, bạn bè...trong mùa đó để một lần nữa khẳng định đó là 
mùa em yêu thích và có ý nghĩa đối với em. 
 
c. Kết bài: (0,5 điểm): 
- Mong muốn mưa thuận gió hòa, đất trời cho những vụ mùa tươi tốt, cho cuộc sống 
con người hạnh phúc, ấm no. 
0,5đ 
. Biểu điểm cụ thể: 
- Điểm 6: Bài viết thể hiện kỹ năng làm văn tốt. Đảm bảo các yêu cầu chung, biết kết hợp có 
hiệu quả giữa biểu cảm với miêu tả và tự sự. Cảm xúc tự nhiên, trong sáng, gợi cảm. Diễn đạt 
lưu loát, chuyển ý chuyển đoạn tự nhiên, chặt chẽ, lôi cuốn người đọc. Không mắc các lỗi diễn 
đạt, chính tả. Trình bày sạch đẹp. 
- Điểm 5: Bài viết tốt. Đảm bảo các yêu cầu chung, biết kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và 
tự sự. Cảm xúc tự nhiên, diễn đạt khá lôi cuốn song còn mắc một số lỗi chính tả hoặc trình bày 
chưa thật đẹp. 
- Điểm 4: Đảm bảo khá tốt các yêu cầu chung, bước đầu đã biết kết hợp giữa biểu cảm với tự 
sự và miêu tả song hiệu quả chưa cao. Bố cục, diễn đạt khá rõ ràng, mạch lạc 
- Điểm 3: Đảm bảo cơ bản các ý chính của yêu cầu chung. Các ý cơ bản đã thể hiện được song 
chưa sâu sắc. Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, còn mắc một vài lỗi chính tả hoặc trình bày 
chưa đẹp. 
- Điểm 2: Chưa nắm được cách làm bài, còn lạc sang miêu tả hoặc kể mà chưa có yếu tố biểu 
cảm. Diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả. 
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, không đúng kiểu bài. Trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. 
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. 
4. Lưu ý: 
- Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, GV trong nhóm chấm cần trao đổi, 
bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm, cũng có thể cụ thể hoá các ý thành phần, 
mức cho điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp 
án, biểu điểm. 
- Khi vận dụng đáp án, biểu điểm vào từng bài cụ thể cần linh hoạt, tránh máy móc, đại khái; 
chú ý trân trọng những cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 
- Điểm toàn bài cộng lại, lấy điểm lẻ đến 0,25 điểm. 
 
---------------------- HẾT ---------------------- 
 
 

File đính kèm:

  • pdfDeDan KS HKI Van 71314.pdf