Đề kiểm tra học kì I năm học2013 -2014 môn: ngữ văn 8 huyện Thủy Nguyên

pdf4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học2013 -2014 môn: ngữ văn 8 huyện Thủy Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Năm học 2013 - 2014 
Môn: Ngữ văn 8 
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
 
 
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 
1. Điểm chung giữa hai văn bản “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố) và “Lão 
Hạc” (Nam Cao) là gì? 
A. Cùng thể loại truyện ngắn 
B. Cùng sử dụng ngôi kể thứ nhất 
C. Nhân vật chính là người phụ nữ nông thôn 
D. Cùng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 
2. Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, tha thiết” 
phù hợp với văn bản nào dưới đây? 
A. Tôi đi học (Thanh Tịnh) 
B. Trong lòng mẹ (trích “Những ngày thơ ấu”, Nguyên Hồng) 
C. Tức nước vỡ bờ (trích “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố) 
D. Lão Hạc (Nam Cao) 
3. Câu nào dưới đây (trích trong “Tôi đi học”, Thanh Tịnh) không sử dụng biện pháp so 
sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” và các bạn? 
A. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy 
cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 
B. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. 
C. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. 
D. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn 
ngập ngừng e sợ. 
4. Nét nghệ thuật đặc sắc của truyện “Chiếc lá cuối cùng” (O Hen-ri) là gì? 
A. Đảo ngược tình huống truyện 
B. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo 
C. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau 
D. Thủ pháp tương phản 
5. Nội dung chủ yếu được thể hiện trong văn bản “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày 
thơ ấu”, Nguyên Hồng) là gì? 
A. Nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng 
B. Tâm địa độc ác của bà cô bé Hồng 
C. Sự tủi hờn của bé Hồng khi gặp mẹ 
D. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng 
6. Dòng nào dưới đây không sử dụng phép tu từ nói quá? 
A. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. (Tục ngữ) 
B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) 
C. Người ta là hoa đất. (Tục ngữ) 
D. Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) 
7. Tác dụng của dấu ngoặc đơn trong câu dưới đây là gì? 
 Đảng bộ, quân và dân huyện Thủy Nguyên thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 
65 năm ngày truyền thống “Thủy Nguyên quật khởi” (25/10/1948 - 25/10/2013). 
A. Giải thích nghĩa cho phần đứng trước 
B. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước 
C. Thuyết minh thêm cho phần đứng trước 
8. Văn bản nào dưới đây có sử dụng yếu tố thuyết minh một cách rõ nét? 
A. Đánh nhau với cối xay gió (trích “Đôn Ki-hô-tê”, Xéc-van-tét) 
B. Hai cây phong (trích “Người thầy đầu tiên”, Ai-ma-tốp) 
C. Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) 
D. Ôn dịch, thuốc lá (Nguyễn Khắc Viện) 
II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1. (3,0 điểm) 
Viết đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) chủ đề về học sinh với an toàn giao thông, trong đó có 
sử dụng ít nhất một câu ghép. Xác định câu ghép đã sử dụng và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa 
các vế trong câu ghép đó. 
Câu 2. (5,0 điểm) 
Thuyết minh về một loài hoa. 
---------------------------------------- 
 
 
 
 
 
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 
Môn: Ngữ văn 8 
-------------- 
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) 
Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0,25 điểm. Cụ thể: 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 
Đáp án D B C A D C B D 
 
II. Tự luận (8,0 điểm) 
Câu Yêu cầu cần đạt 
Thang 
điểm 
a. Hình thức: Đúng hình thức một đoạn văn, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính 
tả, lỗi diễn đạt. 
0,5đ 
b. Dung lượng: đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu: từ 8 đến 10 câu. 0,25đ 
c. Nội dung: đảm bảo viết đúng về chủ đề học sinh với an toàn giao thông. 1,25đ 
d. Đảm bảo yêu cầu: 
- d1: Có sử dụng ít nhất một câu ghép. Xác định câu ghép đã sử dụng. 
- d2: Xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đã sử dụng. 
 
0,5đ 
0,5đ 
 
 
 
Câu 1 
(3,0đ) 
* Lưu ý: 
- Về chủ đề đoạn văn: HS có thể viết dưới dạng một đoạn văn tuyên truyền về an toàn giao 
thông trong đó có lực lượng tham gia tích cực là các bạn học sinh: tham gia đội cờ đỏ (hoặc 
tổ xung kích) hướng dẫn phụ huynh đứng đúng quy định khi chờ đón con em mình trong giờ 
tan trường góp phần xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”, tuân thủ các quy định khi 
tham gia giao thông (đội ngũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy, đi đúng phần đường, làn 
đường, không đi hàng đôi, hàng ba, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng,...),.. Nội dung đoạn 
văn cũng có thể là những suy nghĩ cá nhân về ý thức chưa tốt của một số bạn học sinh hiện 
nay khi tham gia giao thông, những hậu quả có thể xảy ra,... 
- Nếu trong đoạn văn hoc sinh viết có sử dụng một câu ghép nhưng không xác định bằng 
cách gạch chân (hoặc chép lại để ở cuối đoạn văn đã viết) thì ý (d1) không cho điểm. 
 
1. Yêu cầu chung: 
- Làm đúng kiểu bài văn thuyết minh. 
- Học sinh có thể tùy chọn một loài hoa mà mình hiểu biết nhất, gần gũi nhất để 
thuyết minh (ví dụ: hoa sen, đào, hồng, cúc, lan,...), đó có thể là loài hoa quen thuộc 
với mọi người nhưng cũng có thể là một loài ít thông dụng nhưng có ý nghĩa (hoặc 
gắn liền với một kỷ niệm khó quên) đối với cá nhân người viết. 
- Bài viết phải cung cấp được những tri thức khách quan, xác thực về đối tượng cần 
thuyết minh như: nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo,... Đặc biệt là cần nêu được giá trị 
của loài hoa đó. Cách trình bày cần rõ ràng, nêu bật được những đặc điểm tiêu biểu 
của đối tượng. 
- Vì thuyết minh về loài hoa nên HS cần đan xen yếu tố miêu tả (và biểu cảm) để 
bài viết sinh động, thuyết phục. 
- Ngôn ngữ phải chính xác, diễn đạt mạch lạc. Sử dụng đan xen, linh hoạt các 
phương pháp thuyết minh. 
 
2. Định hướng dàn ý và biểu điểm: 
Câu 2 
(5,0đ) 
a. Mở bài: (0,5 điểm): Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về loài hoa thuyết minh: 
- Hoa là hình ảnh không thể thiếu được trong cuộc sống, làm cho cuộc sống thêm 
đẹp, thi vị, lòng người thêm nhẹ nhàng, thư thái,.. 
- Các loài hoa đều đẹp, sinh động, cuốn hút và biểu trưng cho một ý nghĩa nhất định,... 
0,5đ 
- Nêu tên loài hoa lựa chọn thuyết minh,.. 
(Hoặc gợi dẫn loài hoa thuyết minh từ một kỷ niệm về loài hoa đó),... 
b. Thân bài: (4,0 điểm) 
Lần lượt giới thiệu những tri thức khách quan về đối tượng 
 
b1. Nguồn gốc: Được phát hiện lần đầu ở đâu? Tên khoa học là gì? Thuộc họ nào? Chi nào? 0,25đ 
b2. Đặc điểm: 
- Điều kiện sinh trưởng: sống trong điều kiện khí hậu, đất nào là phù hợp nhất? 
- Những điểm đặc trưng khác. 
0,5đ 
b3. Cấu tạo: Trình bày những bộ phận của hoa (đài hoa, tràng hoa, nhị, nhụy, cuống, 
lá,...), tác dụng của các bộ phận đó đối với sự phát triển và duy trì nòi giống của cây. 
- Màu sắc? Mùi vị? (kết hợp thuyết minh với miêu tả) 
1,5đ 
b4. Công dụng (giá trị): Về mặt thẩm mỹ, tinh thần, vật chất (trang trí, làm đẹp, 
làm thuốc,...) (sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm) 
1,5đ 
b5. Cách trồng, cách chăm sóc: để hoa sinh trưởng, phát triển tốt,... hoa đẹp và 
tươi lâu (hoặc nở đúng dịp,...) cần trồng và chăm sóc như thế nào? 
0,25đ 
c. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại giá trị của loài hoa đó. 
 - Nêu tình cảm, cảm nghĩ về loài hoa đó. 
0,5đ 
* Lưu ý: 
1- Nhiều đối tượng thuyết minh không xác định được rõ nguồn gốc, GV cần linh hoạt khi 
chuyển điểm của phần này xuống các phần phía dưới sao cho hợp lí trên cơ sở thống nhất 
trong nhóm chấm. 
2- Tùy thuộc vào loài hoa HS lựa chọn thuyết minh, GV trong nhóm chấm cần thống nhất biểu 
điểm của từng ý nhỏ. 
3- Cách sắp xếp triển khai ý của HS có thể không giống như phần “Định hướng dàn ý” ở trên, 
do dó GV cần bám sát phần “Biểu điểm cụ thể” để chấm. 
3. Biểu điểm cụ thể: 
- Điểm 5: Làm tốt các yêu cầu của phần Yêu cầu chung. Cung cấp tri thức khách quan về đối 
tượng một cách sâu sắc, thuyết phục. Kết hợp tốt các phương pháp thuyết minh. Không mắc 
các lỗi diễn đạt, chính tả. Trình bày sạch đẹp. 
- Điểm 4: Bài viết trình bày đủ các phần của một bài văn thuyết minh. Văn viết mạch lạc, cung 
cấp tri thức khá đầy đủ, bài làm có thuyết phục. Kết hợp tương đối tốt các phương pháp thuyết 
minh. Mắc không quá 4 lỗi chính tả 
- Điểm 3: Đủ ý cơ bản, có sử dụng được một số phương pháp thuyết minh quen thuộc; mắc 
không quá 5 lỗi chính tả 
- Điểm 2: Đã biết cách làm một bài văn thuyết minh song còn thiếu một số ý cơ bản, diễn đạt 
chưa thật mạch lạc, chưa sử dụng tốt một số phương pháp thuyết minh quen thuộc vào phục 
vụ bài viết. Trình bày còn cẩu thả, sai nhiều chính tả. 
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, không đúng kiểu bài. Trình bày quá cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. 
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. 
 
4. Lưu ý: 
- Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, chung nhất, GV trong nhóm chấm cần 
trao đổi, bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm, cũng có thể cụ thể hoá các ý thành 
phần, mức cho điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu 
trong đáp án, biểu điểm. 
- Khi vận dụng đáp án, biểu điểm vào từng bài cụ thể cần linh hoạt, tránh máy móc, đại khái; 
chú ý trân trọng những cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 
- Điểm toàn bài cộng lại, lấy điểm lẻ đến 0,25 điểm. 
----------------- HẾT ----------------- 

File đính kèm:

  • pdfDeDan KS HKI Van 81314.pdf