Đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 6 (2006-2007) Lớp: 6 . Thời gian: 90 phút.

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 6 (2006-2007) Lớp: 6 . Thời gian: 90 phút., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 6 (2006-2007)
 Lớp: 6 . Thời gian: 90 phút. 
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	 - - & - - - - - - 
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức. 
 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: 
“... Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác tiều nói to: “Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó, bác tiều ra về. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều... ” 
(Con hổ có nghĩa - Ngữ văn 6, tập 1)
1- Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện trung đại, vì:
A. Được viết bằng chữ Trung Quốc. 	C. Được in trong sách Ngữ văn 6.
B. Được viết trong thời trung đại. 	D. Được viết theo phương thức tự sự.
2- Chọn nhận vật là “hổ” để:
A. Chứng minh hổ là con vật rất tinh khôn, xứng đáng là chúa tể muôn loài.
B. Khẳng định rằng hổ là con vật sống rất tình nghĩa.
C. Thể hiện sự khác nhau giữa truyện trung đại và truyện ngụ ngôn dân gian.
D. ý nghĩa của truyện được sâu sắc hơn, tạo được sự hấp dẫn hơn.
3- Câu ...Từ đó về sau, mỗi dịp đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.. có mấy cụm danh từ ?
A. Một cụm.	B. Hai cụm.	C. Ba cụm.	 D. Bốn cụm.
4- Đoạn văn trên có mấy chỉ từ ?
A. Một.	B. Hai.	C. Ba.	 D. Bốn.
5- Đoạn văn trên có bao nhiêu số từ và lượng từ ?
A. Bốn.	B. Năm.	C. Sáu.	 D. Bảy.
6- Nếu viết: Truyện “Con hổ có nghĩa” là một truyện hay nên em rất thích đọc truyện “Con hổ có nghĩa”. Thì câu văn sẽ mắc lỗi gì ?
A. Dùng từ không đúng nghĩa.	 	C. Lặp từ. 
B. Lẫn lộn các từ gần âm.	 	D. Dùng thừa từ. 
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận. 
1- (2,0 điểm) Viết khoảng 5 câu văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạ ch Sanh mà em đã được học (trong đoạn có dùng ít nhất hai từ Hán Việt - gạch chân).
2- (5,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: 
Đề 1: Mượn lời nhân vật em bé trong truyện “Em bé thông minh” để kể lại lần em lên kinh đô để giúp nhà vua giải câu đố hóc búa của sứ thần nước ngoài.
Đề 2: Một lần em nghe thấy quyển sách Ngữ Văn 6 đang than thở với quyển sách Toán 6 về việc mình bị cô (cậu) chủ bỏ quên. Hãy kể lại sự việc đó và tự rút ra bài học cho mình.
(HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau) 
 
 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I( 2008 – 2009)
Môn : Ngữ văn 6-(Thời gian: 90 phút làm bài).
I – Trắc nghiệm :(3,0 điểm).
Dựa vào những hiểu biết của em về văn bản “ Mẹ hiền dạy con” (Ngữ văn 6 - tập 1), em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất:
1 - Văn bản trên mang đặc điểm của thể loại nào ?
 A- Truyện truyền thuyết B - Truyện cổ tích
 C - Truyện ngụ ngôn D -Tuyện trung đại
2- Người kể trong văn bản ở ngôi thứ mấy?
 A - Ngôi thứ nhất 	B - Ngôi thứ hai
 C - Ngôi thứ ba 	D - Ngôi thứ nhất số nhiều
3 - Văn bản kể về việc làm của ai là chính ?
 A -Thầy Mạnh Tử 
 B - Mẹ thầy Mạnh Tử
 C - Việc dậy con của mẹ thầy Mạnh Tử
 D - Việc học của thầy Mạnh Tử
4 - Phương pháp dạy con của bà mẹ Mạnh Tử là:
A - Giữ con ở nhà, không cho tiếp xúc với bên ngoài 
B - Cho con tự tiếp xúc với các môi trường khác nhau.
C - Chọn môi trường tốt cho con.
D - Dùng roi vọt để dậy dỗ con.
5 - Trong câu: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy?” , có mấy cụm động từ:
 A- Một cụm B - Hai cụm C - Ba cụm D - Bốn cụm
6 - Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn?
 A - Học tập B - Sách vở C - Chuyên cần D - Vui lòng
II - Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
 Em hãy giải thích ý nghĩa câu nói đầu tiên của Gióng:
 [...] Ta sẽ phá tan lũ giặc này?
Câu 2 (6,0 điểm) 
 Từ một em bé gia đình thảo dân nơi thôn dã em bé đã được phong làm trạng nguyên tí hon. Điều gì đã xảy ra trước đó. Bằng lời của em bé thông minh trong truyện “Em bé thông minh” kể lại truyện.





ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Ngữ Văn 6

I – Trắc nghiệm :(3,0 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu: (0,5 điểm)
Câu 1 : D Câu 4: C
Câu 2: C Câu 5 : D
Câu 3: C Câu 6: C
II – Tự luận : (7,0 điểm)
Câu 1 – (1,0 điểm)
- Câu nói của Gióng nhằm ca ngợi tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta được kết tinh trong một hiện tượng đậm chất anh hùng .
- ý thức đánh giặc cứu nước khiến cho người anh hùng có những khả năng kì lạ, những hành động khác thường.
- Hình tượng Thánh Gióng tiêu biểu cho vẻ đẹp của nhân dân. Trong hoàn cảnh bình thường nhân dân lặng lẽ, nhưng khi cần họ sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
Câu 2 – (6,0 điểm)
* Yêu cầu :
- Kể ở ngôi thứ nhất : Em bé thông minh – xưng “tôi”.
- Sự việc : Kể lại lần thử thách thứ tư (Em bé đối mặt với sứ thần nước ngoài).
- Nhân vật chính : Em bé thông minh.
- Người viết nắm vững phương pháp làm bài văn kể chuyện. Bố cục rõ ràng ba phần.
* Cách cho điểm:
 Điểm 6: Bài viết kể đầy đủ các sự việc ở lần thử thách thứ tư, viết đúng chính tả lời văn lưu loát, bố cục rõ ràng.
Điểm 4 -5,5 : Đáp ứng tương đối đầy đủ các sự việc, mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả.
Điểm 3- 4 : Bài viết sơ sài về nội dung, sự việc chưa được đầy đủ, đảm bảo được yêu cầu về thể loại.
Điểm 1 – 2: Nội dung bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
Điểm 0: Bài viết lạc đề , bỏ giấy trắng.

ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: Ngữ Văn 6
I. Trắc nghiệm: (12 câu, mỗi câu 0.25 điểm – Tổng 3 điểm)
Em hãy đọc kĩ từng câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái có câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi:
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là: 
Nhân vật là thần thánh hoặc người anh hùng.
Những truyện xa xưa được truyền miệng từ đời này sang đơi khác.
Những truyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật lịch sử.
Những mẫu truyện chân thực về lịch sử của dân tộc.
Câu 2: Ý nghĩa của truyện “ Con Rồng, Cháu Tiên”.
Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi .
Ca ngợi truyền thống đấu tranh của dân tộc.
Thể hiện ý trí đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Câu A và D đúng.
Câu 3:Truyện Ngụ ngôn là gì ?
Là loại truyện kể về loài vật.
Là những mẫu truyện ngắn bằng văn xuôi hoặc văn vần.
Là loại truyện kể mượn truyện loài vật đồ vật hay chính con người mà qua đó nhằm khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó trong cuộc sống.
Là loại truyện phê phán những hiên tượng xấu trong xã hội.
Câu 4: Truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn:
Ếch ngồi đáy giếng. C. Em bé thông minh. 
Cây bút thần. 	 D. Lợn cưới, áo mới.
Câu 5:Văn bản nào sau đây được sắp xếp vào truyện trung đại:
Thầy bói xem voi. 	C. Con hổ có nghĩa.
Em bé thông minh.	D. Cây bút thần.
Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ ghép.
Nhà vua.	C. Tài giỏi.
Lo sợ. 	D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Trong các từ sau từ nào là từ mượn:
Lo sợ.	C. Tài giỏi. 	
Sứ giả.	D. Nhà vua.
Câu 8: Câu “ Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim” có mấy danh từ?
2 danh từ.	C. 4 danh từ.
3 danh từ.	D. 5 danh từ.
Câu 9: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ:
Sáng le lói dưới mặt hồ xanh. C. Đã chìm đáy nước.	
Đi chậm lại.	D. Một con rùa lớn.	
Câu 10: Từ “một” trong “một anh” là:
Danh từ chỉ đơn vị.	C. Lượng từ.
Số từ.	D. Chỉ từ.
Câu 11. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì ?
A. Miêu tả. 	B. Biểu cảm.	C. Tự sự.	D. Nghị luận
Câu 12. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc ?
A. Ăn cho chắc bụng. B. Sống để bụng, chết mang theo.
C. Anh ấy tốt bụng.	 D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.
II.Tự luận.
Câu 1: Tìm 4 danh từ và 4 động từ. Phát triển các danh từ và động từ đó thành các cụm danh từ và cụm động từ. Đặt câu với các danh từ và động từ đó. (3đ)
Câu 2: Em hãy kể một người đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.(5đ)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI -Môn: Ngữ văn6

I.Trắc nghiệm: ( 12 câu mỗi câu 0.25đ – Tổng 3đ ).

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
C
A
C
D
B
D
B
D
C
A

II.Tự luận.
Câu 1: ( 3đ ).
 - Nêu được 4 danh từ và 4 động từ. ( 1đ )
 - Phát triển đúng 4 cụm danh từ và 4 cụm động từ ( 1đ )
 - Đặt câu đúng. ( 1đ )
Câu 2: (4đ).
Mở bài: Giới thiệu người được kể. ( 0.5đ )
Thân bài: ( 2.5đ )
Kể khái quát về người được kể: Tuổi, tính tình, sở thích…
Kể những việc làm, tình cảm của người được kể đối với em.
Kỉ niệm của em đối với người được kể.
Kết bài: 
Tình cảm của em đối với người được kể. ( 0.5đ )

Trình bày sạch đẹp không sai lỗi chính tả, có bố cục rõ ràng.( 0.5đ )




Trường THCS đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 6 (2006-2007)
 Lớp: 6 . Thời gian: 90 phút
 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	 - - - - & - - - 
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức. 
 Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: 
... Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác tiều nói to: “Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó, bác tiều ra về. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều... (Con hổ có nghĩa - Ngữ Văn 6, tập 1)
1- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn:
A. Tự sự.	B. Biểu cảm.	C. Nghị luận.	 D. Miêu tả.
2- Trong các từ sau, từ nào là từ mượn:
A. liếm mép.	B. cổ họng.	C. tiều.	 D. nhà.
3- Nếu được thì có thể thay từ “dụi” trong đoạn văn bằng:
A. húc.	B. cọ.	C. chạm.	 D. đẩy.
4- Câu “Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc” có mấy cụm danh từ ?
A. Một cụm.	B. Hai cụm.	C. Ba cụm.	 D. Bốn cụm.
5- Nếu viết “Sau đó, bác tiều phu đốn củi ra về “ thì câu mắc lỗi gì ?
A. Dùng từ không đúng nghĩa. 	C. Lẫn lộn các từ gần âm.
B. Lặp từ. 	 	D. Dùng thừa từ. 
6- ý nghĩa - giá trị của đoạn văn trên là: 
A. Ca ngợi sự dũng cảm, tinh thần giúp đỡ kẻ hoạn nạn của bác tiều.
B. Sống có nghĩa, biết ơn người đã giúp đỡ mình là điều cơ bản trong đạo làm người.
C. Khuyên ta hãy biết giúp đỡ người khác để được người ta trả on cho mình.
D. Chứng minh rằng nếu giúp đỡ người khác thì sẽ được trả ơn hậu hĩnh hơn.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận. 
1- (2,0 điểm) Viết khoảng 5 câu văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “Hổ” trong đoạn trích trên (trong đoạn có dùng ít nhất hai từ Hán Việt - gạch chân).
2- (5,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: 
Đề 1: Mượn lời nhân vật em bé trong truyện “Em bé thông minh” để kể lại lần em lên kinh đô để giúp nhà vua giải câu đố hóc búa của sứ thần nước ngoài.
Đề 2: Một lần em nghe thấy quyển sách Ngữ Văn 6 đang than thở với quyển sách Toán 6 về việc mình bị cô (cậu) chủ bỏ quên. Hãy kể lại sự việc đó và tự rút ra bài học cho mình.
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau) 


File đính kèm:

  • docngu van 6(5).doc