Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Lan
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma tr©n ®Ò kiÓm tra häc k× I M«n Ng÷ v¨n 8 NỘI DUNG KIẾN THỨC NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG TNKQ TL TNKQ TL THẤP CAO TNKQ TL TNKQ TL Văn học Tác giả C4 Số câu :1 0,25 điểm Thể loại C2 Số câu: 1 0,25 điểm PTB Đ C6 Số câu :1 0,25 điểm Nội dung C5 Số câu :1 0,25 điểm =......% Tiếng việt Trường từ vựng C7 Số câu: 1 0,25 điểm Từ tượng hình, tượng thanh C8 Số câu :1 0,25 điểm Thán từ C3 Số câu :1 0,25 điểm Tập làm văn TT văn bản tự sự C1 Số câu :1 2 điểm Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm C1 Số câu :1 0,25 điểm Viết bài văn thuyết minh C2 Số câu :1 6 điểm Tổng số câu :10 Tổng số điểm 10 Số câu :3 ..0,75.... điểm Số câu :5 ...1,25... điểm Số câu : 2 ...8,0... điểm Số câu :10 10 điểm Phần I : Trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1 : Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì? Giới thiệu nhân vật, sự việc , cốt truyện , tình huống trình bầy diễn biếncủa sự việc, hành động, nhân vật Làm nổi bật tính chất mức độ của sự việc , nhân vật và hành động Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động Câu 2 : Văn bản “Tức nước vỡ bờ” thuộc thể loại nào? A- Truyện ngắn; B: Hồi kí; C: Tiểu thuyết; D : Thơ Câu 3: Từ “Này” trong phần trích “...Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!” ( Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây? A: Thán từ; B : Quan hệ từ; C: Trợ từ; D: Tình thái từ Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 4- 8 “...Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ : Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? ( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại .) Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng toi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. vì vậy, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.” ( trích “Tôi đi học”- Thanh Tịnh) Câu 4 : Tác giả “Tôi đi học” là ai? A : Thanh Tịnh; B: Nguyên Hồng; C : Nam Cao; D : Ngô Tất Tố Câu 5 : Nội dung nổi bật của đoạn trích là gì? A : Sự e dè, sợ hãi ông đốc của các bạn nhỏ ngày đầu tiên đến trường B : Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngại ngùng của các bạn nhỏ ngày đầu tiên đến trường C : Cảm giác lo sợ trước một không gian mới và môi trường mới của các bạn nhỏ ngày đầu tiên đến trường D : Niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên đến trường Câu 6 : Đoạn trích có kết hợp phương thức biểu đạt nào? A: Miêu tả kết hợp với tự sự C: Tự sự kết hợp với biểu cảm B: Biểu cảm kết hợp với miêu tả D: Tự sự kết hợp với miêu tả và biêu cảm Câu 7: Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng con người? A: Ông đốc, chúng tôi, người xung quang, học trò. B: Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động. C: Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm D : Thầm thì, thẽ thọt, thánh thót, rì rào Câu 8 : Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôi...như bầy chim non xếp hàng vào lớp” là phù hợp nhất? A : Sợ hãi; B : Hồi hộp; C: Lúng túng; D : Ríu rít Phần II- Tự luận ( 8 điểm) Câu 1 : Tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” của tác giả An-đec- xen ( 2 điểm ) câu 2 : Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam ( 6 điểm) Phó hiệu trưởng ký duyệt Tân Tiến ngày 23 -11-2012 Ngô Thị Thu Liên Người ra đề Nguyễn Thị Lan Đáp án và biểu điểm chấm môn Ngữ văn 8 Phần I : Trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ. Án C C A A B D B D II- Tự luận: Câu 1 : ( 2 điểm) Học sinh cần làm được các ý sau : Đêm giao thừa trời rét mướt, cô bé bán diêm đầu trần , chân đất dò dẫm đi trong đêm tối Em không dám về nhà vì sợ bố đánh cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt diêm để sưởi ấm lần quẹt diêm thứ nhất em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi.Lần quẹt diêm thứ hai em thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Lần quẹt diêm thứ ba em mơ thấy một cây thông Nô- en. Lần quẹt diêm thứ tư em thấy bà nội của em hiện về. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội quẹt hết các bao diêm còn lại để momg níu giữ bà lại... cô bé đã chết khi mơ cùng bà nội bay lên cao mãi Cách cho điểm : đảm bảo được các chi tiết, sự việc chính ( 1 điểm) Lời văn sáng sủa, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp ( 0,5đ) Đảm bảo số dòng quy định ( 0,5đ) Câu 2: 6 điểm Hình thức: HS làm bài chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả, đúng thể loại văn thuyết minh, nội dung rõ ràng. Đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng. Nội dung: HS làm bài theo suy nghĩ và cách diễn đạt riêng của mình nhưng cần đạt đựơc các ý sau. Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam. Chiếc áo dài đậm đà bản sắc dân tộc, tượng trưng cho vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài Việt Nam để lại ấn tượng sâu sắc và được bạn bè quốc tế yêu thích Giới thiệu cụ thể về: Lịch sử chiếc áo dài Câú tạo chiếc áo dài Chất liệu may áo dài Môi trường sử dụng và đặc điểm của chiếc áo dài. Cảm nghĩ của em về chiếc áo dài. Biểu điểm Điểm 5 – 6: Văn lưu loát, trình bày theo đúng nội dung yêu cầu đề bài, ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt (2 lỗi). Điểm 3 – 4: Hiểu yêu cầu của đề, bài viết khá lưu loát, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt (4 lỗi) Điểm 1 -2: Hiểu đề lơ mơ, nội dung thuyết minh sơ sài, còn mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 0,5 chưa đạt các yêu cầu trên, viết vài dòng chiếu lệ. Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
File đính kèm:
- bai toan hay.doc