Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Khối 2 - Đề 2 - Năm học 2013-2014

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Khối 2 - Đề 2 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : ........................................ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Trường:.............................. MÔN: TIẾNG VIỆT – KHỐI 2(VNEN)
Lớp: .................... Năm học : 2013- 2014
 Thời gian : 60 phút
ĐIỂM
Điểm đọc:.....................
Điểm viết:....................
Lời phê của giáo viên 
Người coi:....................
Người chấm:.................
Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt.
Cho văn bản sau:
Câu chuyện bó đũa
 1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
 2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại bảo:
 - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
 Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
 3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
 - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì?
Người cha liền bảo:
 - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
 ( Theo Ngụ ngôn việt Nam)
A.I (1,5đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.
A.II. Đọc thầm và làm bài tập ( Khoảng 15 – 20 phút):
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. (0,5đ) Vì sao người cha lại đố các con bẻ cả bó đũa?	
 a. Vì ông chỉ muốn nói đùa, không muốn mất túi tiền cho các con.
 b. Vì ông muốn các tự thấy rõ đoàn kết là sức mạnh.
 c. Vì ông muốn thử trí thông minh của các con. 
2. (0,5đ) Tên gọi nào phù hợp với nội dung câu chuyên?
 a. Cuộc thi tài.
 b. Ông cụ già và bốn người con.
 c. Câu chuyện đoàn kết.
3. (0,5đ)Người cha muốn khuyên các con điều gì?
 a. Anh chị em cần phải đoàn kết.
 b. Anh chị em cần yêu thương nhau.
 c. Anh chị em cần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau.
4. (0,5đ) Câu chuyện bó đũa có những nhân vật nào?
 a. Cha, con gái và con rể.
 b. Người cha, con trai, gái, dâu và rể.
 c. Con trai , con gái và người cha.
5. (0,5đ)Câu “Chúng em thi viết chữ đẹp” được cấu tạo theo mẫu nào ?
 a. Ai là gì ?
 b. Ai làm gì ?
 c. Ai thế nào ?
6. (0,5đ) Khi lớn lên, những người con của ông cụ trong câu chuyện sống với nhau như thế ?
 a. Hay va chạm, mất đoàn kết.
 b. Sống hòa thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.	
 c. Mỗi người một nhà, không quan tâm đến nhau.
7. (0,5đ) Đặt câu hỏi có cụm từ «   Để làm gì »  cho câu sau :
 Để chữ viết ngày càng đẹp, Trung phải tập viết nhiều như bố.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn. 
I/ Chính tả( Nghe- viết) (2,0 điểm) Khoảng 15 phút\	
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Bông hoa Niềm Vui ” (Hướng dẫn học Tiếng Viết tập 2, tập 1B trang 50)
II/ Tập làm văn (3 điểm)
Dựa vào các gợi ý sau em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về gia đình của em .
Gợi ý 
- Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
- Cha, mẹ, anh hoặc chị em của em thường làm gì cho em?
- Em yêu quý ai nhất?
Đáp án
A.I (1,5đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.
A.II. Đọc thầm và làm bài tập ( Khoảng 15 – 20 phút):
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1.ý b
2. ý c
3. ý c
4. ý b
5. ý b
6. ý a
7 . Trung phải tập viết nhiều như bố để làm gì?
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn. 
I/ Chính tả (2 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 2 điểm.
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai phụ âm đầu, phần vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0.2 điểm. 
II/ Tập làm văn 
Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo yêu cầu của đề bài. Câu văn dùng từ đúng không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 3 điểm 
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức sau : 3 - 2,5 điểm; 2 – 1,5 điểm; 1 - 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra cuoi ky ITieng Viet lop 22.doc